HÃY DẸP BỎ ĐỊNH KIẾN
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 6: 1-6)
1 Đức Giê-su ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? " Và họ vấp ngã vì Người.4 Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi."5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.6 Người lấy làm lạ vì họ không tin.
SUY NIỆM
Trong đời sống hằng ngày, ta nhận thấy có những người có thói quen “in trí”. Những người mắc chứng này cũng có thể là những người thường có định kiến sẵn về một ai đó hay một việc gì. Người mắc bệnh in trí, thường khó thay đổi. Suy nghĩ của họ bị đóng khuôn lại trong một khung hình. Vì thiếu uyển chuyển trong suy nghĩ và định kiến sẵn, nên thường họ đóng đinh ai vào việc gì, thì đóng đinh mãi mãi. Khi có suy nghĩ tích cực về ai hay việc gì, thì họ thường tô vẽ quá về người và việc đó. Nhưng hễ suy nghĩ tiêu cực về ai hay việc gì, thì cũng chỉ toàn sự xấu xa.
Người Do Thái tại quê quán Chúa Giêsu cũng có thể là những người in trí và nhiều định kiến như thế. Họ biết Chúa và gia đình của Người. Họ biết Cha Mẹ và xuất thân của Người. Khi thấy Người rao giảng hay như Đấng có uy quyền, họ kinh ngạc và tự hỏi là bởi đâu, nhưng định kiến về Chúa Giêsu chỉ làm cho họ dừng lại ở mức kinh ngạc, chỉ về phía con người. Còn cái vượt trên con người thì họ không thể vươn lên, nghĩ xa hơn.
Biết bao lần trong đời chúng ta định kiến và mắc bệnh in trí về người khác như vậy. Cha mẹ định kiến với con cái khiến gia đình mất đi sự đầm ấm, chỉ toàn sự ngột ngạt. Bề trên in trí với lỗi lầm của anh em, định kiến với ai đó về cái gì, chúng ta đóng kín cánh cửa cơ hội và có khi chúng ta dập tắt ý chí và cả thiện chí của anh em chúng ta. Chúa Giêsu mà in trí về chúng ta, chắc Người sẽ nhớ mãi những lỗi lầm của chúng ta và chúng ta không còn cơ hội nào. Đối với Thiên Chúa, quá khứ hay định kiến là thứ Người quên hết. Người chỉ nhìn vào những thiện chí của chúng ta. Có vấp ngã, Người tiếp tục tạo cơ hội, có bội tín, Người vẫn kiên nhẫn với chúng ta. Đó là lòng từ thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, quá nhiều lần chúng con đóng kín cơ hội và thiện chí của người khác vì in trí những lỗi lầm. Xin hãy chữa lành căn bệnh ấy trong con. Amen.
Người Do Thái tại quê quán Chúa Giêsu cũng có thể là những người in trí và nhiều định kiến như thế. Họ biết Chúa và gia đình của Người. Họ biết Cha Mẹ và xuất thân của Người. Khi thấy Người rao giảng hay như Đấng có uy quyền, họ kinh ngạc và tự hỏi là bởi đâu, nhưng định kiến về Chúa Giêsu chỉ làm cho họ dừng lại ở mức kinh ngạc, chỉ về phía con người. Còn cái vượt trên con người thì họ không thể vươn lên, nghĩ xa hơn.
Biết bao lần trong đời chúng ta định kiến và mắc bệnh in trí về người khác như vậy. Cha mẹ định kiến với con cái khiến gia đình mất đi sự đầm ấm, chỉ toàn sự ngột ngạt. Bề trên in trí với lỗi lầm của anh em, định kiến với ai đó về cái gì, chúng ta đóng kín cánh cửa cơ hội và có khi chúng ta dập tắt ý chí và cả thiện chí của anh em chúng ta. Chúa Giêsu mà in trí về chúng ta, chắc Người sẽ nhớ mãi những lỗi lầm của chúng ta và chúng ta không còn cơ hội nào. Đối với Thiên Chúa, quá khứ hay định kiến là thứ Người quên hết. Người chỉ nhìn vào những thiện chí của chúng ta. Có vấp ngã, Người tiếp tục tạo cơ hội, có bội tín, Người vẫn kiên nhẫn với chúng ta. Đó là lòng từ thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, quá nhiều lần chúng con đóng kín cơ hội và thiện chí của người khác vì in trí những lỗi lầm. Xin hãy chữa lành căn bệnh ấy trong con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
01 Tháng Hai
Rừng Mắm
Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:
- Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?
- Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.
- Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?
Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con".
Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Ý nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.
Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên.
Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.
Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.
Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.
(Lẽ Sống)
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, khi chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa đến nỗi phải đổ máu, và anh em đã quên lời yên ủi tôi nói với anh em, như nói với những người con rằng: "Hỡi con, con chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, và đừng nản chí khi Người quở trách con; vì Chúa sửa dạy ai mà Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con".
Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí, Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt? Ngày nay, hẳn ai cũng coi việc sửa dạy là nỗi buồn khổ hơn là nguồn vui, nhưng sau này, nó sẽ mang lại hoa quả bình an công chính cho những ai được sửa dạy. Vì thế, anh em hãy nâng đỡ những bàn tay bủn rủn và những đầu gối rụng rời. Đường anh em đi, anh em hãy bạt cho thẳng, để người què khỏi bị trẹo chân, nhưng được an lành.
Anh em hãy sống hoà thuận với hết mọi người, hãy ăn ở thánh thiện, chẳng vậy không được nhìn thấy Thiên Chúa. Anh em hãy coi chừng, đừng để mất ơn Chúa, đừng để một rễ cay đắng nào mọc chồi gây xáo trộn và làm cho nhiều người bị nhiễm độc. Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Mc 6, 1-6
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm được phép lạ nào, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh và giảng dạy. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
01/02/2017 - THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ
Suy niệm: Thánh sử Mác-cô đã gây “sốc” khi nói rằng Chúa Giê-su “không thể” làm phép lạ tại Na-da-rét, quê hương của Ngài. Ai dám nghĩ rằng Chúa không đủ quyền năng? Bằng chứng là Chúa đã làm nhiều phép lạ đây đó. Phải chăng Chúa không thích làm phép lạ giữa những người thân của Ngài? Không thể, vì Ngài từng bộc lộ tình yêu của Ngài cho người thân rằng: “Bánh trên bàn cần phải cho con cái trước đã.” Vậy, vì lý do gì? Tin Mừng đã trả lời: vì họ không tin. Như vậy, đối với Chúa Giê-su, đức tin và phép lạ gắn chặt với nhau như hình với bóng. Có đức tin thì sẽ thấy phép lạ. Nói cách khác, muôn vàn phép lạ Chúa làm không nhằm khoa trương quyền năng hay nhằm biến đổi mọi sự bên ngoài, nhưng nhằm mục đích cứu độ, nghĩa là muốn chạm đến tâm hồn con người, muốn khơi động tâm hồn thoát khỏi tình trạng ù lì để biến đổi trái tim họ, củng cố đức tin của họ. Mục đích của phép lạ không nhằm mục đích thay đổi lớp áo hời hợt bên ngoài mà là thánh hoá con người từ thâm tâm, để con người yêu mến Chúa hơn.
Mời Bạn: Nhiều người muốn chứng kiến phép lạ của Chúa, nhưng mong muốn các phép lạ ấy đừng chạm đến, đừng thay đổi cuộc đời họ. Còn bạn, bạn muốn những việc Chúa làm trong năm mới này củng cố đức tin và làm thay đổi cuộc đời bạn không?
Sống Lời Chúa: Trung thành suy niệm lời Chúa hằng ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa cứ làm nơi con những gì Chúa muốn, vì chỉ nhờ Chúa, con mới có sự sống đời đời.
(5 Phút Lời Chúa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét