Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

NGHE & THỰC THI LỜI CHÚA

13 tháng Giêng
Tiếng Chó Sủa
Những người có chức vụ và quyền hành trong bất cứ xã hội nào cũng thường bị chỉ trích và chống đối.
Có một nhà lãnh đạo quốc gia kia thường bị những người đối lập tấn công và thóa mạ một cách bất công, nhưng lúc nào ông ta cũng tỏ ra bình thản như không có gì xảy ra. Một hôm, có người bạn hỏi lý do tại sao ông có thể tỏ ra bình tĩnh được trước không biết bao nhiêu khiêu khích của người khác, ông đã giải thích như sau:
"Tôi đã học được bí quyết giữ bình tĩnh ngay từ lúc nhỏ. Chúng tôi sống bên cạnh một nhà láng giềng có nuôi một con chó khó tính. Cứ mỗi lần trăng tròn, con chó lại sủa một cách giận dữ vô căn cứ, có khi cơn sủa của nó kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Tất cả những người xung quanh đều tỏ ra bực bội đối với con vật khó tính ấy, chỉ trừ có người chủ của nó. Oâng không bao giờ tỏ ra bực bội, bởi vì ông ta là một người điếc.
Tất cả bí quyết của tôi nằm ở đó. Trăng sáng, con chó sủa. Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ sáng".
Kiên nhẫn chịu đựng thường bị xem như một thể hiện của tính thụ động, tiêu cực. Có người còn gọi đó là nhân đức của người nghèo. Thế nhưng, trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến nhân đức này hơn bao giờ hết.
Thiên Chúa là đấng kiên nhẫn. Kiên nhẫn vẫn là nét đặc thù trong công trình sáng tạo của Ngài. Chúng ta có biết rằng trái đất của chúng ta có bao nhiêu tuổi chưa? Các nhà địa chất nói với chúng ta rằng trái đất đã được cấu tạo qua từng thời kỳ kéo dài đến cả triệu triệu năm. Ðịa chất học quả thực là môn học của sự kiên nhẫn của Thượng Ðế. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn đối với con người. Toàn bộ Cựu Ước là một quyển ký lục về những nhẫn nhục chịu đựng của Thiên Chúa đối với sự yếu đuối, khờ dại cũng như hung bạo của con người. Ngài phải chờ đợi đến cả trăm năm để cho lụt Hồng Thủy trút xuống trên con người. Ngài chờ đợi đến cả mười năm mới trừng phạt vua Saolô.
Tân Ước lại càng cho chúng ta cảm nhận được bằng xương thịt. Tình yêu thương nhẫn nhục, chịu đựng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy chiêm ngắm sự nhẫn nhục của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, đối với kẻ thù của Ngài và nhất là đối với đám đông nghèo khổ, lạc lõng. Nhưng nhất là những đau khổ, bách hại mà chính bản thân mình gánh chịu, Chúa Giêsu chỉ biết giữ thinh lặng, thinh lặng không phải của căm hờn, oán trách mà là của yêu mến, tha thứ cho đến cùng.
(Lẽ Sống)
PHÚC ÂM: Mc 2, 1-12
Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn đến đông đảo, đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người một kẻ bất toại do bốn người khiêng. Vì dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần Người được, nên họ dỡ mái nhà trên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi thòng chiếc chõng với người bất toại xuống. Thấy lòng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: "Hỡi con, tội lỗi con được tha". Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi đó, họ thầm nghĩ rằng: "Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có quyền tha tội, nếu không phải là một mình Thiên Chúa". Chúa Giêsu biết tâm trí họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: "Tại sao các ông nghĩ như thế? Nói với người bất toại này: "Tội lỗi con được tha" hay nói: "Hãy chỗi dậy vác chõng mà đi", đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất". - Người nói với kẻ bất toại: "Ta truyền cho con hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà". Lập tức người ấy đứng dậy, vác chõng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ". Ðó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
 Dù muốn hay không, cuộc sống người bại liệt này từ lâu nay bị trói chặt vào chiếc chõng này. Nó trở thành vật bất ly thân của anh. Chúa Giê-su thấy rõ sự bất lực của anh. Ngài tha tội cho anh và truyền lệnh: “Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Ngài muốn anh được ơn tha thứ đồng thời cũng phải ra khỏi thế giới cái chõng nhỏ bé tù túng kia để bắt đầu một cuộc sống mới. Khi vác chõng bước đi, anh thực sự đổi đời và làm cho người khác nhận ra quyền năng Thiên Chúa và tôn vinh Ngài.
 Chúng ta rất dễ bị tê liệt trong đời sống thiêng liêng hay trong việc tông đồ vì những cố tật hay định kiến; chúng như cái chõng không cho ta tự do đến với Thiên Chúa và tha nhân. ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi mọi thành phần trong Hội Thánh “không bao giờ đóng kín nơi chính mình, không bao giờ lui về nơi an toàn của mình, không bao giờ chọn thái độ cố chấp hay tự vệ. Nó hiểu rằng nó phải gia tăng sự hiểu biết Tin Mừng và nhận ra các đường lối của Thần Khí, vì vậy nó luôn luôn làm bất cứ điều tốt lành nào có thể, dù trên đường đi, chân nó có thể bị lấm bùn” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 45).
 Khi ai đó phê bình góp ý tôi, tôi lắng nghe và bình tâm suy xét, chứ không vội chống chế biện minh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con vững bước trong đêm trăng mờ ảo hay ngày sáng rạng ngời. Xin dạy con nhìn phía trước, đừng lầm lẫn những gì của ngày mai với những gì của ngày hôm qua. Xin dạy con cùng với Ngài làm nên ngày mới… Xin dạy con trước những vách ngăn, biết mở toang chúng ra để chúng trở thành cánh cổng của một lộ trình mới. (ĐHY Etchegaray)            (5 Phút Lời Chúa)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thiên Chúa đã dạy dỗ và hướng dẫn con người mọi sự, ngày xưa cũng như thời nay; nhưng rất ít người chịu lắng nghe, tìm hiểu, và mang ra thực hành. Vì thế, không lạ gì mà con người vẫn tiếp tục cuộc sống triền miên đau khổ trong tội lỗi của mình.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc lắng nghe và đáp trả Lời Chúa. Trong Bài Đọc I, Tác-giả Thư Do-Thái nhấn mạnh đến việc: nếu con người không chịu tuân giữ Lời Chúa dạy, họ sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng uy quyền chữa lành để chứng minh Ngài có quyền tha tội; và như một hiệu quả, Ngài đến từ Thiên Chúa.............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét