1. Giả hình là gì ?
Chúng ta có hai chữ “thật” và “giả”. Thật (thực, thiệt) là cái có như nó là, không là gì khác, không thêm bớt. Còn giả là cái không thật, là nhái (nhại) mà được làm ra với vẻ bề ngoài giống như cái thật để gạt người khác. Giả là làm như thật để người khác tưởng là thật. Đúng là hữu danh vô thực, ví dụ :
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hóa đồi chơi.
(Nguyễn Khuyến)
Giả là không thật. Tiếng ở đàng sau một tiếng khác, thường là động từ hay tĩnh từ để làm cho tiếng ấy thành một danh từ chỉ về người như tác giả, dịch giả, diễn giả…
Nói đến chữ giả thì có rất nhiều chữ kép mang nhiều ý nghĩa khác nhau, ở đây chúng ta chỉ đưa ra mấy chữ thôi :
- Giả hình hay giả dạng là làm ra dáng người khác.
- Giả danh : mượn tên, mượn tiếng người khác.
- Giả mạo : mang danh khác, hiệu khác để gạt người.
- Giả trang : ăn mặc khác để qua mặt người.
- Giá dối hay giả trá : làm cho người khác lầm.
Nói chung, giả hình là không thật như chính bản chất của nó mà đã bị làm cho sai lệch, méo mó đi. Cũng thế, con người giả hình là con người ảo, không có thật như nó có.
Như vậy, theo Chúa Giêsu, biệt phái là con người hư ảo, không thật. Họ không có thật những cái họ phô ra bên ngoài để đánh lừa người khác. Cái họ phô bầy ra bên ngoài chỉ là ảo ảnh. Vì thế người ta mới nói :
Khác nào quạ mượn lông công
Ngoài hình xinh đẹp trong lòng xấu xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét