Đây Chúa phán: "Nếu ngươi loại bỏ ra khỏi tâm hồn sự đàn áp,
cử chỉ đe dọa và những lời nói hiểm độc; khi ngươi hết lòng quảng đại với người
đói khát, làm cho tâm hồn đau khổ được thư thái, thì sự sáng của ngươi xuất
hiện trong tối tăm và tối tăm sẽ trở nên như giữa ban ngày. Và Thiên Chúa sẽ
luôn luôn ban cho ngươi được thảnh thơi, cho tâm hồn ngươi tràn ngập ánh sáng
huy hoàng, cho xương cốt ngươi được mạnh mẽ, và ngươi sẽ như cánh vườn xinh
tươi, như nguồn suối nước không bao giờ khô cạn. Nhờ ngươi, những điêu tàn ngày
xưa sẽ được tái thiết, ngươi sẽ gầy dựng lại nền tảng dòng dõi ngươi. Thiên hạ
sẽ gọi ngươi là 'kẻ tu bổ những chỗ sứt mẻ, kẻ tu bổ lại đường lối nơi cư
ngụ'......"Nếu ngươi không tự tiện đi đường xa trong ngày Sabbat là ngày
thánh, và ngươi coi ngày Sabbat là ngày hạnh phúc, ngày thánh, ngày hiển vinh
của Thiên Chúa; nếu ngươi bỏ công ăn việc làm và những cuộc bàn tính mưu lợi mà
ca tụng Chúa, thì ngươi sẽ được hoan lạc nơi Thiên Chúa, và Ta sẽ đưa ngươi lên
làm chủ các núi đồi, Ta cho ngươi thừa hưởng gia nghiệp của Giacóp, tổ phụ
ngươi, vì chính Chúa đã phán". Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Lc 5, 27-32
Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang
ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: "Hãy đi theo Ta". Ông liền bỏ mọi
sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại
nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài.
Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người
rằng: "Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như
vậy?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới
thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời
người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải". Đó là lời Chúa....(thanhlinh.net)
Suy niệm: Sự trở lại của Lê-vi được thực hiện bằng một loạt hành động:
từ bỏ tất cả, đứng dậy, đi theo Đức Giê-su. Bỏ tất cả đối với Lê-vi là bỏ nghề
thu thuế cùng với những hệ quả kéo theo do cái nghề tội lỗi này mang lại như:
bỏ nguồn thu nhập béo bở nhưng bất chính, bỏ chỗ dựa vững chắc vào đế quốc
Rô-ma, bỏ ánh mắt khinh miệt của dân chúng đối với ông. Nay gặp dịp Đức Giê-su
kêu gọi, ông mau mắn đứng dậy, dứt khoát bước ra khỏi cái ghế thu thuế, rũ bỏ
nghề nghiệp gắn liền với tội lỗi. Đi theo Đức Giê-su, nghĩa là làm một cuộc đổi
đời. Từ người thu thuế Lê-vi trở thành môn đệ Đức Giê-su với tên gọi là
Mát-thêu. Ông theo Chúa, chứng kiến việc Chúa làm, nghe Chúa giảng dạy và ghi
chép lại, nhờ đó chúng ta có được cuốn Tin Mừng gọi là Tin Mừng theo thánh
Mát-thêu.
Mời Bạn: Lê-vi là người thu thuế tội lỗi đã trở về và trở thành người
môn đệ Đức Giê-su. Chúng ta không làm việc gì cộng tác với đế quốc để bóc lột
dân mình như Lê-vi, nhưng mỗi người chúng ta có chung một ông tổ là A-đam. Chúng
ta sinh ra trong tội A-đam, và lớn lên trong tội riêng. Chúng ta cần trở về.
Mẫu gương trở lại của Lê-vi là lời nhắc nhở chúng ta hãy trở về. Trở về vì tội
lỗi đã đưa chúng ta đi xa. Trở về bằng tâm tình sám hối và xưng thú. Đó cũng
chính là cách sống tinh thần Mùa Chay.
Sống Lời Chúa: Trong Mùa Chay mời bạn thực hiện lời kêu gọi “hãy trở về”
bằng hành động hòa giải với Chúa và Hội Thánh qua bí tích Giao Hoà.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa ban cho chúng con Mùa Chay như cơ hội trở về.
Xin cho chúng con mau mắn dùng cơ hội này để trở về cùng Chúa.,,,,,,,,,,,(5 Phút Lời Chúa)
Các Con Hãy Nên Trọn
Lành!
Người ta kể lại rằng thánh Antôn ẩn tu đã tìm
đến gặp một người thợ giày, vì nghe đồn rằng người thợ giày này có một đời sống
đạo đức lạ thường. Ðể hỏi đâu là bí quyết để nên thánh, người thợ giày đáp gọn:
"Tôi chỉ biết đóng giày".Ngạc nhiên vô cùng, thánh Antôn hỏi vặn lại:
"Nếu chỉ có thế thì làm sao mà gọi là thánh thiện được. Tôi đây, tôi tưởng
nghĩ đến Chúa từng phút giây. Ông có bí quyết gì khác nữa không?". Người
thợ giày giải thích: "Tôi làm việc 8 giờ, cầu nguyện 8 giờ và ngủ nghỉ 8
giờ".
Thánh Antôn vẫn chưa cho đó là cuộc sống lý
tưởng. Ngài cho biết, ngài cầu nguyện từng phút giây. "Vậy ông sống đức
khó nghèo như thế nào?". Người thợ giày bảo: "Tôi cho Giáo hội một
phần ba của cải của tôi, một phần ba tôi bố thí cho người nghèo và một phần ba
tôi giữ lại cho tôi". Thánh Antôn chưa cho đó là bí quyết nên thánh trọn
hảo, bởi vì chính ngài đã phân phát tất cả của cải của ngài cho Giáo hội và
người nghèo...Thánh nhân vặn hỏi mãi, cuối cùng người thợ giày mới khai ra bí
quyết của ông như sau: "Mặc dù tôi phân phát một phần ba tiền lương của
tôi cho người nghèo, nhưng đêm ngày tôi không ngủ yên được khi tôi nhìn thấy
cảnh nghèo xung quanh tôi, đến độ tôi đã thưa với Chúa: Chúa ơi, thà để con đi
hỏa ngục còn hơn nhìn thấy những người khốn khổ này phải triền miên trong cảnh
nghèo đói...".Nghe đến đó, thánh Antôn đã bỏ ra về. ngài chợt hiểu rằng ngài
chưa đủ thánh thiện như người thợ giày này đến độ dám hy sinh tất cả chỉ vì
người nghèo...Có rất nhiều cách để nên thánh, nhưng dường như
không có một mẫu mực thánh thiện chung cho tất cả mọi người. Có người nên thánh
ngay trong bấc sống của mình giữa trần gian. Có người chịu tử đạo. Có người
sống trong bậc tu trì. Mỗi một vị thánh là một cách sống....Tuy nhiên giữa khung khác biệt đó vẫn có một mẫu số chung cho tất
cả mọi cuộc sống thánh thiện: đó là Tình Yêu. Thánh Phaolô trong bài ca đức ái
đã nói: "Dù tôi có thể nói được các tiếng lạ lùng, dù tôi có thể làm được
phép lạ chuyển núi di sông, dù tôi có làm được không biết bao nhiêu công
trình... nếu tôi không có tính đức bác ái, tôi chỉ là một thứ thùng
rỗng..."...Không có đức bác ái, không có tình yêu thì tất
cả tòa nhà đạo đức của chúng ta chỉ được xây dựng trên hão huyền mà thôi. Chúa
Giêsu cũng đã nói với chúng ta: "Các con hãy nên trọn hảo như Cha các con
trên trời". Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người
không loại trừ ai. Và cuối cùng vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã hóa thân
làm người như chúng ta... Ðó là tận cùng của Tình Yêu!.....Người thợ giày trong câu chuyện của thánh Antôn không những dành
của cải của mình cho người nghèo, ông còn tưởng nghĩ đễn người nghèo như chính
lẽ sống của mình. Thánh Antôn đã nhận ra đó là bí quyết cao cả nhất để nên
thánh. Bố thí tất cả của cải của mình, xa lánh tất cả các thú vui của cuộc
sống, đêm ngày ăn chay cầu nguyện là điều tốt. Nhưng nếu sống như thế chỉ để
tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn mà phải sợ người khác quấy rầy, thì
một cuộc sống như thế chưa phải là lý tưởng nhất....."Hãy
nên trọn lành như Cha các con trên trời". Ðó phải là lý tưởng của người
Kitô chúng ta. Cha trên trời yêu thương tất cả mọi người. Cha trên trời đã yêu
thương con người đến nỗi đã phó ban chính Con Một của Ngài. Thiên Chúa chỉ được
gọi là Cha bởi vì Ngài sống cho con cái của mình... Sự sống Ngài ban cho chúng
ta chỉ có thể triển nở và có ý nghĩa nếu nó cũng được sống cho tha nhân...Lòng thương xót quan trọng hơn việc giữ Luật.
Luật lệ làm ra cho lợi ích của con người. Nói cách khác, vì lợi
ích của con người, nên mới có những luật lệ để bảo vệ những lợi ích này. Vì
thế, sống tinh thần của luật lệ quan trọng hơn sống vụ luật. Nếu phải vi phạm
luật lệ để cứu người, một người có bổn phận phải làm như thế. Trong ba năm rao
giảng của Chúa Giêsu, đa số những vụ xung đột giữa Ngài và các Biệt-phái, cùng
các Kinh-sư, xoay quanh nguyên lý này...Các Bài Đọc hôm nay cũng
đặt trọng tâm trên nguyên lý này. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Isaiah nhấn mạnh
đến lòng thương xót, biểu lộ qua sự giúp đỡ những người yếu kém, hơn là vụ hình
thức bên ngòai. Trong Phúc Âm, các Biệt-phái và các Kinh-sư trách Chúa Giêsu và
các môn đệ đã ăn uống, làm bạn với những người thu thuế tội lỗi. Chúa Giêsu sửa
sai và nhắc khéo cho họ biết: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người
đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người
tội lỗi sám hối ăn năn."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét