Thứ 7 ngày 10 Tháng Chín
Quà Tặng Quý Giá Nhất
Trong một góc hè phố, một bác hành khất tê bại nằm co quắp. Chợt có một người đàn ông ăn mặc bảnh bao đi qua. Người hành khất bèn mở miệng xin bố thí. Người đàn ông ăn mặc sang trọng xỏ tay vào túi áo, nhưng ông tìm mãi mà chẳng được gì. Vừa bối rối, vừa thành kính, ông ta mới phân bua với người hành khất:
"Này bác, tôi muốn biếu bác chút đỉnh, nhưng rất tiếc, vì đi bất ngờ nên tôi không có mang tiền theo. Xin bác thông cảm cho".
Người hành khất mới trả lời: "Cám ơn ông. Ông đã cho tôi nhiều hơn mọi của bố thí. Bởi vì ông đã gọi tôi là Bác. Chưa bao giờ trong đời tôi, tôi đã nhận được danh dự đó trên môi miệng của một người sang trọng nào cả".
Dù là một người hành khất, dù là một người tàn tật, dù là một người bị xã hội ruồng rẫy bỏ rơi, tất cả đều có một phẩm giá như nhau. Quà tặng quý giá nhất mà chúng ta có thể trao tặng cho người khác, chính là tôn trọng người đó với tất cả phẩm giá cao quý nhất của họ. (Lẽ Sống)
Tin mừng Lc 6: 43-49
Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 10, 14-22a
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy xa lánh sự thờ lạy các ngẫu tượng. Tôi muốn nói với những người biết điều! Ðiều tôi tuyên bố, anh em hãy xét thử! Chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa, chẳng phải là thông hiệp với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra, chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao? Bởi vì chỉ có một bánh, mà tất cả chúng ta đều thông phần vào một bánh đó, nên chúng ta tuy nhiều, cũng chỉ làm thành một thân xác. Anh em hãy xem Israel về phần xác: Nào những kẻ ăn của tế lễ, chẳng phải là thông phần vào bàn thờ sao?
Vậy nói thế nghĩa là gì? Tôi nói, của lễ dâng lên ngẫu tượng có là cái gì đâu? Hay ngẫu tượng có là cái gì đâu? Nhưng các dân ngoại tế lễ, là tế lễ cho ma quỷ, chứ không phải cho Thiên Chúa. Nhưng tôi không muốn anh em giao kết với ma quỷ. Anh em không thể uống cả chén của Chúa, cả chén của ma quỷ được. Anh em không thể thông phần vừa vào bàn tiệc Chúa, vừa vào bàn tiệc ma quỷ được. Hay là chúng ta muốn chọc tức Chúa? Ðó là lời Chúa.
ÐÁP CA: TV 115, 12-13. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ (c. 17a).
Xướng: 1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.
2) (Lạy Chúa,) con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. - Ðáp.
ALLELUIA: X. CV 16, 14B
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: LC 6, 43-49
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu, và cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái trái vả nơi bụi gai, và người ta cũng không hái trái nho nơi cây dâu đất. Người tốt phát ra điều tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, và kẻ xấu phát ra điều xấu từ kho tàng xấu của nó, vì lòng đầy thì miệng mới nói ra. Tại sao các con gọi Thầy: "Lạy Chúa, lạy Chúa", mà các con không thi hành điều Thầy dạy bảo? Ai đến cùng Thầy, thì nghe lời Thầy và đem ra thực hành. Thầy sẽ chỉ cho các con biết người ấy giống ai. Người ấy giống như người xây nhà: ông ta đào sâu và đặt nền móng trên đá. Khi có trận lụt, dù nước ùa vào nhà, cũng không làm cho nó lay chuyển, vì nhà đó được đặt nền trên đá. Trái lại, kẻ nghe mà không đem ra thực hành, thì giống như người xây nhà ngay trên mặt đất mà không có nền móng. Khi sóng nước ùa vào nhà, nó liền sụp đổ, và nhà đó bị hư hại nặng nề". Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM
Mỗi ngày là một trải nghiệm về cuộc sống và thế giới xung quanh. Mỗi người có cơ hội và thời gian như nhau nhưng có những thách đố của riêng mình. Nói chung, chúng ta không thể sống mà không ăn, uống, ngủ, nghỉ, làm việc, giải trí và tương quan. Cho nên, nếu có ăn thì phải có uống; có ngủ thì phải có tỉnh thức; có nghỉ thì có làm việc; có giải trí thì có suy tư, tất cả là một quá trình gắn kết và không hề pha trộn mất trật tự.
Nơi Chúa Giêsu, người ta thấy rõ hình ảnh của một người cần mẫn. Ngài đã dùng hết thời gian mình có cho sứ vụ được giao. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bắt chước Ngài trong cung cách của người môn đệ. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho linh hồn mình, dù ở thời gian hay nơi chốn nào. Sự khôn ngoan của Kitô hữu phải là nơi Chúa chứ không nơi người ta. Ý thức mình giới hạn và thấp hèn thì nên cậy trông vào Đấng hằng hữu và cao sang, để tìm được chỗ dựa vững chắc cho linh hồn. Chúa Giêsu chỉ rõ sự đối lập giữa người khôn và người dại. Người khôn ngoan xây nhà trên nền đá, còn người dại làm nhà trên nền đất. Cả hai đều có chung mục đích là xây nhà nhưng người khôn và kẻ dại lại cho ra đời ngôi nhà khác nhau: sự căn bản, nền tảng là cái người khôn hướng tới, còn cái bề ngoài, cái hào nhoáng và cái ngọn là cái người dại đặt vào.
Với quan niệm của ca dao tục ngữ Việt Nam, việc ăn cây nào rào cây nấy không bàn cãi làm chi, nhưng còn cái tất yếu của nhân sinh cây nào giống ấy, quả nào cây đấy, hoặc cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu lại đặt ra nhiều nhiều vấn nạn. Người ta thường quan tâm đến hình thức, mẫu mã hơn là chất lượng bên trong. Từ quan niệm sai về chất đó đã ảnh hưởng đến cả một xã hội thích hào nhoáng, bề ngoài và giả hình, đóng kịch, diễn cho sâu…bên ngoài càng muốn chứng minh điều tốt bao nhiêu thì lại càng trở nên lố bịch bấy nhiêu. Người ta không còn nghĩ nhiều về cái gọi là “hữu xạ tự nhiên hương” hay là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà chỉ xăm soi vào hình thức thật bắt mắt. Người không đẹp thì làm cho đẹp bằng thẩm mỹ, sản phẩm kém chất lượng thì mẫu mã phải đẹp, quảng cáo phải “kêu”…giả giả thật thật khiến nhiều người mơ hồ, nhầm lẫn, chẳng những không kiến tạo niềm tin mà còn sinh ngờ vực và chai cứng.
Với đời sống đạo hôm nay, các Kitô hữu đáng đối diện nhiều thách đố lớn đến từ thế giới và chính mình. Việc phản tỉnh là việc làm khôn ngoan giúp dung hoà bản thân khỏi sự đua đòi hay chạy theo thời thượng. Hoa trái đạt được là do quá trình nỗ lực không ngừng của chặng đường đã qua, vì thế, muốn tiếp tục gặt hái điều tốt lành và bình an trong tương lai thì đừng quên gieo mầm tin yêu ngay hôm nay.
Lm. Vinhsơn Kiều Duy Tân
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy xa lánh sự thờ lạy các ngẫu tượng. Tôi muốn nói với những người biết điều! Ðiều tôi tuyên bố, anh em hãy xét thử! Chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa, chẳng phải là thông hiệp với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra, chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao? Bởi vì chỉ có một bánh, mà tất cả chúng ta đều thông phần vào một bánh đó, nên chúng ta tuy nhiều, cũng chỉ làm thành một thân xác. Anh em hãy xem Israel về phần xác: Nào những kẻ ăn của tế lễ, chẳng phải là thông phần vào bàn thờ sao?
Vậy nói thế nghĩa là gì? Tôi nói, của lễ dâng lên ngẫu tượng có là cái gì đâu? Hay ngẫu tượng có là cái gì đâu? Nhưng các dân ngoại tế lễ, là tế lễ cho ma quỷ, chứ không phải cho Thiên Chúa. Nhưng tôi không muốn anh em giao kết với ma quỷ. Anh em không thể uống cả chén của Chúa, cả chén của ma quỷ được. Anh em không thể thông phần vừa vào bàn tiệc Chúa, vừa vào bàn tiệc ma quỷ được. Hay là chúng ta muốn chọc tức Chúa? Ðó là lời Chúa.
ÐÁP CA: TV 115, 12-13. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ (c. 17a).
Xướng: 1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.
2) (Lạy Chúa,) con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. - Ðáp.
ALLELUIA: X. CV 16, 14B
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: LC 6, 43-49
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu, và cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái trái vả nơi bụi gai, và người ta cũng không hái trái nho nơi cây dâu đất. Người tốt phát ra điều tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, và kẻ xấu phát ra điều xấu từ kho tàng xấu của nó, vì lòng đầy thì miệng mới nói ra. Tại sao các con gọi Thầy: "Lạy Chúa, lạy Chúa", mà các con không thi hành điều Thầy dạy bảo? Ai đến cùng Thầy, thì nghe lời Thầy và đem ra thực hành. Thầy sẽ chỉ cho các con biết người ấy giống ai. Người ấy giống như người xây nhà: ông ta đào sâu và đặt nền móng trên đá. Khi có trận lụt, dù nước ùa vào nhà, cũng không làm cho nó lay chuyển, vì nhà đó được đặt nền trên đá. Trái lại, kẻ nghe mà không đem ra thực hành, thì giống như người xây nhà ngay trên mặt đất mà không có nền móng. Khi sóng nước ùa vào nhà, nó liền sụp đổ, và nhà đó bị hư hại nặng nề". Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM
Mỗi ngày là một trải nghiệm về cuộc sống và thế giới xung quanh. Mỗi người có cơ hội và thời gian như nhau nhưng có những thách đố của riêng mình. Nói chung, chúng ta không thể sống mà không ăn, uống, ngủ, nghỉ, làm việc, giải trí và tương quan. Cho nên, nếu có ăn thì phải có uống; có ngủ thì phải có tỉnh thức; có nghỉ thì có làm việc; có giải trí thì có suy tư, tất cả là một quá trình gắn kết và không hề pha trộn mất trật tự.
Nơi Chúa Giêsu, người ta thấy rõ hình ảnh của một người cần mẫn. Ngài đã dùng hết thời gian mình có cho sứ vụ được giao. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta bắt chước Ngài trong cung cách của người môn đệ. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho linh hồn mình, dù ở thời gian hay nơi chốn nào. Sự khôn ngoan của Kitô hữu phải là nơi Chúa chứ không nơi người ta. Ý thức mình giới hạn và thấp hèn thì nên cậy trông vào Đấng hằng hữu và cao sang, để tìm được chỗ dựa vững chắc cho linh hồn. Chúa Giêsu chỉ rõ sự đối lập giữa người khôn và người dại. Người khôn ngoan xây nhà trên nền đá, còn người dại làm nhà trên nền đất. Cả hai đều có chung mục đích là xây nhà nhưng người khôn và kẻ dại lại cho ra đời ngôi nhà khác nhau: sự căn bản, nền tảng là cái người khôn hướng tới, còn cái bề ngoài, cái hào nhoáng và cái ngọn là cái người dại đặt vào.
Với quan niệm của ca dao tục ngữ Việt Nam, việc ăn cây nào rào cây nấy không bàn cãi làm chi, nhưng còn cái tất yếu của nhân sinh cây nào giống ấy, quả nào cây đấy, hoặc cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu sinh trái xấu lại đặt ra nhiều nhiều vấn nạn. Người ta thường quan tâm đến hình thức, mẫu mã hơn là chất lượng bên trong. Từ quan niệm sai về chất đó đã ảnh hưởng đến cả một xã hội thích hào nhoáng, bề ngoài và giả hình, đóng kịch, diễn cho sâu…bên ngoài càng muốn chứng minh điều tốt bao nhiêu thì lại càng trở nên lố bịch bấy nhiêu. Người ta không còn nghĩ nhiều về cái gọi là “hữu xạ tự nhiên hương” hay là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà chỉ xăm soi vào hình thức thật bắt mắt. Người không đẹp thì làm cho đẹp bằng thẩm mỹ, sản phẩm kém chất lượng thì mẫu mã phải đẹp, quảng cáo phải “kêu”…giả giả thật thật khiến nhiều người mơ hồ, nhầm lẫn, chẳng những không kiến tạo niềm tin mà còn sinh ngờ vực và chai cứng.
Với đời sống đạo hôm nay, các Kitô hữu đáng đối diện nhiều thách đố lớn đến từ thế giới và chính mình. Việc phản tỉnh là việc làm khôn ngoan giúp dung hoà bản thân khỏi sự đua đòi hay chạy theo thời thượng. Hoa trái đạt được là do quá trình nỗ lực không ngừng của chặng đường đã qua, vì thế, muốn tiếp tục gặt hái điều tốt lành và bình an trong tương lai thì đừng quên gieo mầm tin yêu ngay hôm nay.
Lm. Vinhsơn Kiều Duy Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét