Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC KHOAN DUNG

Thứ 6 ngày 30.09.2016

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 10: 13-16)

13 "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi.14 Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tia và Xi-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi.15 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!16"Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ Thầy, mà ai khước tờ Thầy là khước từ Đấng đã sai thầy" đó là lời Chúa...



Tin mừng Lc 10: 13-16

Thánh kinh nói Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo và sự khôn ngoan của Thiên Chúa không mặc khải cho kẻ lòng trí kiêu căng. Bởi thế càng kiêu căng người ta càng sống trong mù tối và lầm đường lạc lối. Và Đức Giêsu đã nói: “Hỡi Capharnaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không người sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!”

Trang Tin Mừng hôm nay, theo truyền thống các ngôn sứ Cựu Ước, Chúa Giêsu cũng nêu đích danh ba thành phố có nếp sống sa đọa nằm dọc theo bờ hồ, đó là Cozazin, Betsaiđa và Capharnaum.

Vì vậy mà Chúa Giêsu đã cảnh báo cho họ về một tương lai xấu vì tội kiêu ngạo của họ: “Ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ”. Những ai chối bỏ sứ giả của Thiên Chúa, xem như đã tự ký bản án tự hình.

Những tiện nghi vật chất khiến con người dễ trở thành câm điếc trước Lời Chúa. Con người được tạo dựng không phải để sống đơn độc một mình, do đó, cô đơn vốn là điều con người sợ nhất, thành ra đi vào quan hệ với người khác là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cuộc sống đô thị với nếp sống ồn ào náo nhiệt của nó dễ tạo cho con người cái cảm tưởng rằng ở đó họ dễ đi vào quan hệ với người đồng loại.

Capharnaum có thể tự hào về sự vinh hoa và phồn thịnh của nó cũng như con người ngày nay tự hào về những thành tựu khoa học văn minh của mình. Họ tưởng mình có thể trở thành Chúa và loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Họ muốn đối đầu với Thiên Chúa, nhưng thực ra kinh nghiệm cho thấy hậu quả là như “châu chấu đá xe” hoặc “trứng chọi đá”. Bởi vì đứng trước những hiện tượng thiên nhiên vốn nhỏ nhoi trong vũ trụ như lũ quét, sóng thần, động đất…, con người cũng thấy mình nhỏ nhoi lắm rồi. Chỉ có tâm hồn khiêm tốn mới biết nhận ra những dấu chỉ của Thiên Chúa và biết quì gối trước Người với lòng sám hối ăn năn.

Hơn nữa căn bệnh dửng dưng có thể nói là căn bệnh của thời đại ngày nay; người ta dửng dưng với tất cả những gì có liên quan đến cuộc sống tâm linh, nói đúng ra họ chủ trương vô thần thực hành; nghĩa là người ta chỉ quan tâm đến lợi nhuận và vật chất, đến tiêu thụ và hưởng thụ.

Ta thấy hiện tượng chung tại các nước đang phát triển, đó là người dân nghèo từ thôn quê đổ xô ra thành thị. Tại đô thị dễ tìm được công ăn việc làm, đời sống nhiều tiện nghi, thú tiêu khiển cũng nhiều hơn. Nhưng hiện tượng đô thị hóa nào cũng có mặt trái của nó: người dân đưa nếp sống thôn dã lên thành thị, giao thông tắc nghẽn, việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè, trật tự công cộng không được tôn trọng, và trầm trọng hơn vẫn là đời sống luân lý đạo đức xuống cấp, nạn phạm pháp gia tăng.

Đặc biệt người Kitô hữu hôm nay cũng thế, sống đạo chỉ như một áo khoác ngoài bằng việc đến nhà thờ ngày chủ nhật, hoặc làm vài việc đạo đức nào đó và thế là họ cảm thấy đầy đủ và an tâm. Ăn ăn, sám hối là một cụm từ “xa xỉ” đối với họ, và bởi vì thiếu khiêm tốn nên họ chẳng cảm thấy mình có tội lỗi gì để mà sám hối, canh tân.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

LỄ CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

thứ 5 ngày 29.09.2016


MICAE, GABRIEL VÀ RAPHAEL

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 1, 47-51)
47 Khi ấy, Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: "Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối."48 Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi."49 Ông Na-tha-na-en nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en! "50 Đức Giê-su đáp: "Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa."51 Người lại nói: "Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người."
 
SUY NIỆM

Các kinh Tiền Tụng trong thánh lễ thường được kết thức với công thức: “cùng tòan thể Thiên Thần và các thánh….” Thiên thần trong Thánh Kinh luôn mang ý nghĩa là “sứ giả”, theo thơ Do Thái 1, 14, các Thiên thần là những đấng thiêng liêng chuyên lo phụng thờ Thiên Chúa và được sai đi để cứu giúp những người được cứu chuộc. Trong Cựu Ước, các Thiên thần được coi như là “các thánh” hay như là “người con của Thiên Chúa”. Các thiên thần Seraphim và Kerubim được nhhắc đến cách đặc biệt. Một số các vị trong số các vị được nhắc đến với tên gọi như: Micae có nghĩa là “ai được như Thiên Chúa?”,Gabriel có nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa”, Raphael có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành”. Đây là ba vị Tổng Lãnh Thiên Thần mà hôm nay Giáo Hội mừng kính để nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng, trong lịch sử cứu độ không chỉ có sự cộng tác của con ngừơi, nhưng còn có sự đóng góp của các thiên thần.

Điều đó nói lên mối tương quan mật thiết giữa thế giới thần thiêng và thế trần trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Và ý muốn của Thiên Chúa chính là đưa con người về với thế giới thần thiêng, nơi đó họ sẽ hợp đoàn với các thiên thần chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa và cất tiếng ca tụng Người. Sự hợp đoàn nầy kết thúc lịch sử cứu chuộc, và lúc nầy thế giới thần thiêng và thế trần trở thành một vương quốc duy nhất, Vương quốc của Thiên Chúa, mọi công dân của Vương quốc nầy đều là anh em với nhau trong cùng một phẩm giá như nhau: con cái của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã khẳng định điều đó với Nathanael: “các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các Thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Ngừơi”. Quả thật, Đức Kitô nhập thể đến trần gian là để nối kết hai thế giới linh thiêng và thế trần. Ai tin vào Đức Kitô sẽ được gọi là con Thiên Chúa, và họ sẽ trở thành “thần”. Qua Bí tích Rửa tội, ngừơi Kitô hữu đã chết cho tội, và đã được tái sinh làm con cái Thiên Chúa, cũng có nghĩa là họ được gia nhập vào đạo binh các Thiên thần, trở thành “sứ giả” Tin Mừng có nhiệm vụ phụng thờ Thiên Chúa và đựơc sai đi để phục vụ cho chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa theo khả năng, địa vị, hoàn cảnh của cuộc sống của mình.

Lạy Chúa, nhờ đức tin chúng con đựơc trở thành công dân của Nước trời, xin cho chúng con sống xứng đáng với phẩm giá mà chúng con được nhận lãnh, phẩm giá làm con Thiên Chúa. Như các Tổng lãnh Thiên thần, chúng con được Chúa cử đi vào thế giới như sứ giả của Chúa. Xin cho chúng con hoàn thành nhiệm vụ Chúa gởi trao. Amen.

NGÀY NÀO CŨNG NGÀY CỦA CHÚA

PHÚC ÂM: Lc 9, 51-56
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vì gần tới thời gian Chúa Giêsu phải cất khỏi đời này, Người cương quyết lên đường đi Giêrusalem, và sai những người đưa tin đi trước Người. Những người này lên đường vào một làng Samaria để chuẩn bị mọi sự cho Người. Nhưng ở đó người ta không đón tiếp Người, bởi Người đi lên Giêrusalem. Thấy vậy, hai môn đệ Giacôbê và Gioan thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy muốn chúng con khiến lửa bởi trời xuống thiêu huỷ chúng không?" Nhưng Người quay lại, quở trách các ông rằng: "Các con không biết thần trí nào xúi giục mình. Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta". Và các Ngài đi tới một làng khác. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)

XIN ĐƯỢC ĐÁNH GIÀY

26 Tháng Chín
Một linh mục thuộc giáo phận New York bên Hoa Kỳ chuyên lo mục vụ cho các tù nhân đã kể lại kinh nghiệm như sau:
Một hôm, người được mời đến thăm một thanh niên da đen sắp sửa bị đưa lên ghế điện vì đã giết người bạn gái của mình. Như thường lệ, mỗi khi gặp một tử tội sắp bị hành quyết, vị linh mục thường khuyên nhủ, giải tội và trao ban Mình Thánh Chúa.
Sau khi đã nhận lãnh các bí tích cuối cùng, người thanh niên da đen bỗng trầm ngâm suy nghĩ như muốn nói một điều gì rất quan trọng. Cuối cùng, với tất cả cố gắng của một người biết mình sắp sửa lìa cõi đời này, anh ta mới thốt lên với tất cả chân thành:
"Thưa cha, con đã làm hư hỏng cả cuộc đời. Con chưa hề học được một điều gì hữu ích ngoài một điều duy nhất: đó là đánh giày.. Xin cha cho con được phép đánh bóng đôi giày của cha. Như thế, con hài lòng vì nhận được sự tha thứ của Chúa, bởi vì con không biết làm gì để tạ ơn Chúa trước khi con gặp lại người bạn gái của con trên Thiên Ðàng".
Và không đợi cho vị linh mục trả lời, người thanh niên đã cúi gập người xuống và bắt đầu đánh bóng đôi giày của vị linh mục... Cử chỉ ấy khiến cho vị linh mục nhớ lại hình ảnh của người đàn bà đã quỳ gối bên chân Chúa Giêsu, đổ dầu trên đầu, trên chân của Ngài và dùng tóc của bà để lau chân Ngài. "Tội của con dù có nhiều đến đâu cũng được tha thứ, bởi vì con đã yêu nhiều".
NGÀY 26-09-2016

đức kitô là ai

 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 9: 46-50)

46 Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất?47 Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình48 và nói với các ông: "Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất."49 Ông Gio-an lên tiếng nói: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy."50 Đức Giê-su bảo ông: "Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta! "

SUY NIỆM

Một cậu bé gõ cửa nhà một bà già và hỏi xem bà có mua những trái trứng cá chín mọng cậu vừa hái được hay không?. Bà trả lời có. Bà sẽ xách xô của cháu vào bếp và đong.

Cậu bé đứng ngoài chơi đùa với con chó. Bà nói: sao cháu không vào xem bà đong có đúng không? Nhỡ bà lường gạt cháu thì sao?
Cháu không sợ, vì nếu bà làm vậy, bà sẽ nhận được điều xấu nhất.

Cháu muốn nói gì?

Vì cháu chỉ mất vài trái nhỏ, nhưng bà tự biến bà thành kẻ trộm.

Chúa đã nó: “Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy, mà hễ ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy. Vì kẻ nào bé nhỏ nhất trong tất cả các con, đó là người cao trọng nhất (Lc 9,48).

Theo Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu, trẻ thơ có những đức tính

- Khiêm nhường: trẻ em thì yếu đuối, chúng không thể làm gì dựa trên sức lực riêng, trẻ nhỏ luôn phụ thuộc vào cha mẹ trong mọi sự.

- Nghèo khó: trẻ em không có riêng gì là của mình, em chỉ được người khác trao tặng mà thôi.

- Trông cậy: Trẻ em chỉ biết có cha mẹ của mình. Trẻ em trông chờ cha mẹ nuôi dưỡng, cung cấp cho mình những điều cần thiết, vì vậy không cần lo lắng gì.

- Tình yêu thương: trẻ em có tình thương yêu, em yêu cha mẹ của em và phó thác mình vào cha mẹ.

- Đơn sơ: Mọi sự trong trẻ em thì đơn sơ, từng ý nghĩ và lời nói cả việc làm nữa. Trẻ em chỉ có khả năng làm những việc nhỏ, không tham vọng.

Nhờ ơn Chúa, Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu, đã khám phá ra con đường nên thánh, gọi là “ Con đường thơ ấu thiêng liêng”, nên thánh bằng việc đơn sơ, yêu mến và phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa. Chính khi đó, Thánh Teresa được tất cả. Ngài đã viết trong nhật ký tâm hồn: “Vâng, con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh, và chỗ đứng này, ôi Thiên Chúa của con, chính Chúa đã ban cho con. Trong lòng Hội Thánh, Hiền Mẫu của con, con sẽ là tình yêu. Như thế, con sẽ là tất cả… và như thế, ước mơ của con sẽ được thực hiện…”. Hãy sống tâm tình của trẻ nhỏ đó là điều làm cho chúng ta trở nên vĩ đại trong Thiên Chúa.

 “Lạy Chúa Giêsu, con chỉ là một đứa trẻ, bé nhỏ yếu đuối, nhưng sự yếu đuối này đem lại cho con lòng can đảm để hiến dâng chính mình như hiến lễ Tình Yêu của Chúa… Lạy Chúa Giêsu, con biết rằng tình yêu chỉ có thể được đáp trả bằng tình yêu mà thôi…”(Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).



GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

HỌC CHO BIẾT CÁCH DÙNG CỦA CẢI

    Một tu sĩ đi lang than đến một ngôi làng. Ông đang định nghỉ qua đêm dưới một gốc cây thì một dân làng chạy đến gặp ông và nói: “Xinthầy cho con viên ngọc quý”

“Anh định nói viên ngọc nào”người ta sẽ hỏi.

“Tối qua con có một giấc mơ: nếu con đi ra bên ngoài làng lúc chạng vạng tối, con sẽ gặp được một tu sĩ và vị này sẽ cho con một viên đá quý, làm con trở nên giàu có mãi”.

            Tu sĩ lục lọi trong túi xách, tìm thấy một viên ngọc và lấy ra. “đây có lẽ là viên ngọc mà anh nói đến”ông nói và đưa nó cho người dân làng. “Tôi tìm thấy nó trong rừng cách đây mấy ngày. Anh hãy nhận lấy nó”.

            Người đàn ông cầm lấy viên ngọc và ngắm nghía với vẻ thán phực. Nó là một viên kim cương, viên lớn nhất mà anh ta chưa bao giờ thấy. Anh ta đen nó về nhà. Nhưng suốt đêm anh ta trằn trọc trên giường, không thể ngủ được. sáng hôm sau anh ta trở lại gặp vị tu sĩ và nói: “Suốt đêm qua, con đã suy nghĩ nhiều. thầy hãy lấy lại viên kim cương này. Thay vào đó, hãy cho con sự giàu có nào làm thầy cho đi viên kim cương ấy dễ dàng đến thế”

            Người giàu có sống bằng đời tinh thần bên trong, người bình thường sống bằng đời sống bên ngoài- điều mà người kém cõi lại thấy cần và mong muốn.

Tiêu điểm

chúa nhật xxvi thường niên c


Ngày 25-9-2016 

 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 16: 19-31)

19 "Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.23 "Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!25 Ông Áp-ra-ham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.27 "Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!29 Ông Áp-ra-ham đáp: "Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.30 Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.31 Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."


SỐNG YÊU THƯƠNG

Khi suy gẫm hình ảnh ông phú hộ và anh Ladarô nghèo khó trong trang Tin mừng: Giờ đây chúng ta đang bị thôi thúc bởi tiếng Chúa mời gọi phải trở về với giới răn yêu thương. Từ đó mọi người hãy tìm cho mình những cách sống phù hợp với giới răn cao quý ấy.

1/ Giới Răn Yêu Thương

Giới răn yêu thương chính là lời trối của Đức Giêsu trước khi Ngài giã từ thế gian về với Chúa Cha: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12)

Khi dạy sống yêu thương thì Chúa đã nêu gương trước cho chúng ta về lối sống tuyệt vời này. Vì cả cuộc đời của Chúa Giêsu là cả thời gian Ngài sống để yêu thương mọi người, nhất là người nghèo khó. Hơn nữa,sứ mạng của Chúa đến trần gian là để sống yêu thương: “Thần khí Chúa ngự trên Tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong Tôi, để Tôi loan báo Tin mừng đến cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,18).

Chúa Giêsu đến với người nghèo khó bằng cả con tim của Ngài: Con tim chạnh lòng thương với những người què quặt, những người đui mù, những người câm điếc, những người phong cùi, những người bất hạnh, những người bị bỏ rơi, những người tội lỗi, những người đói khát… Những người này luôn là những nỗi thao thức của Đức Giêsu, là những đối tượng để Đức Giêsu đem tình thương đến cho họ bằng những việc làm cứu chữa và nâng đỡ họ.

Sau này tình yêu của Chúa Giêsu đã thể hiện đến cùng, đã đạt đến đỉnh cao khi Chúa tự hiến mình qua Bí Tính Thánh Thể. Từ giờ phút linh thiêng ấy thì tình yêu của Đức Giêsu đã trở nên trọn vẹn. Từ đây thời gian Chúa phục vụ yêu thương trong quá khứ đã được ứng nghiệm nơi Bí Tích Thánh Thể. Thời gian phục vụ yêu thương của ngày mai và tương lai phải được khơi nguồn và củng cố từ Bí Tích Thánh Thể. Vì Bí Tích Thánh Thể là Bí tích Tình Yêu. Gọi là Bí Tích Tình Yêu vì Chúa Giêsu đã lấy chính sự sống của Ngài  để chia sẻ, để nâng đỡ, để nuôi dưỡng chúng ta không những trong cuộc sống hiện tại, mà còn hướng đến một cuộc sống tương lai vĩnh cửu ,như lời Chúa đã nói: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì sẽ được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6,54).

Khi trở về thời gian mà Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về cách sống giới răn yêu thương, thì đây cũng là thời điểm mà Chúa gọi chúng ta phải sống giới răn yêu thương như Chúa.

2/ Sống Giới Răn Yêu Thương

Sống giới răn yêu thương luôn đòi hỏi chúng ta phải có cách sống quảng đại. Dù chúng ta có tiền rừng bạc bể, nhưng lòng chúng ta không quảng đại thì đó là sự thiệt thòi rất lớn cho chúng ta.

Hình ảnh ông phú hộ giàu có, mặc toàn lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình, đó là hình ảnh nói lên một cuộc sống sung túc tại trần gian. Nhưng ông không biết tận dụng những gì ông có để mua cái tốt hơn cho cuộc sống của ông. Cuối cùng thì ông đã mất tất cả. Ông mất tất cả vì ông đã hẹp hòi với sự sống của một con người cũng có nhân phẩm như ông là anh Ladarô nghèo khó. Ông mất tất cả vì ông làm ngơ trước những nhu cầu của một con người giống như ông là cần có ăn, có uống, để nối dài sự sống. Ông mất tất cả vì cuộc sống của ông nói lên hình ảnh của một nếp sống giàu có, nhưng cách sống của ông thì không có quả tim yêu thương, quả tim quảng đại, nên ông phải đành chung số phận với những người không được Chúa chúc phúc, đó là phải chịu cực hình muôn thuở mà Chúa đã phạt cho những kẻ sống ích kỷ, hẹp hòi.

Đến đây chúng ta sẽ hiểu thế nào con đường để được sống hạnh phúc, để được sống trọn lành. Con đường sống trọn lành và hạnh phúc ấy Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta là: “Hãy đi bán tài sản và đem bố thí cho người nghèo thì chúng ta sẽ được một kho tàng trên trời” (Mt 14,21) 

Về điểm này Chúa muốn dạy chúng ta là phải có tinh thần nghèo khó. Tinh thần nghèo khó ở đây là đòi hỏi chúng ta phải biết yêu mến sự sống con người hơn là tiền của, yêu mến cách sống giới răn yêu thương hơn là vật chất, yêu mến hạnh phúc mai sau hơn là thứ hạnh phúc hiện tại nay còn mai mất tại trần gian.Vì thế Chúa luôn luôn gọi những người nghèo khó là những người có phúc: “Phúc cho ai có tinh hần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,5). 

Hơn nữa đến ngày phát xét, Chúa sẽ dựa trên tiêu chuẩn chúng ta đã sống giới răn yêu thương như thế nào? Vì thế chúng ta hãy cố gắng sống trọn vẹn giới răn yêu thương của Chúa để sau này chúng ta được vui mừng khi Chúa phán với chúng ta: “Nào hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi cho Ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng các ngươi đã cho Ta mặc, Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm, Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25,34-36). 

Là kitô hữu chúng ta rất an tâm vì được giáo dục bởi Lời Chúa và lời dạy của Hội Thánh. Nếu chúng ta can đảm đi theo sự hướng dẫn của Lời Chúa và Hội Thánh, chắc chắn chúng ta sẽ không lạc đường, nhưng sẽ đạt đến con đường sống trong hạnh phúc. Và hôm nay con đường hạnh phúc mà Chúa chỉ cho chúng ta đi tới, đó là phải sống giới răn của Chúa bằng việc sống bác ái yêu thương. 

Để khơi dậy niềm xác tín về thành quả sống giới răn yêu thương, giờ đây chúng ta hãy đọc lại lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Bênêdictô 16, khi Ngài gặp gỡ các tổ chức thiện nguyện, trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Nước Ao từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 2007. Đức Thánh Cha đã nói: “Công tác thiện nguyện là thuộc về một nền văn hoá không muốn tính toán… Tất cả đều có một điểm xuất phát chung là sự  nhưng không, miễn phí. Chúng ta đã lãnh nhận sự sống một cách nhưng không từ Đấng tạo hoá, được giải thoát nhưng không từ con đường mù quáng của tội lỗi và sự ác, được ban Thánh Linh cách nhưng không với các Hồng Ân đa dạng của Ngài … Chúng ta thông truyền một cách nhưng không những gì chúng ta nhận lãnh, qua sự dấn thân và công tác thiện nguyện của chúng ta”.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp cho mỗi phút giây hiện tại của cuộc sống chúng con, là mỗi phút giây chúng con đem Tin mừng yêu thương phục vụ của Chúa cách nhưng không đến cho những người  nghèo khổ bất hạnh. Nhờ vậy mà tình thương đối với tha nhân ngày càng gia tăng, và tình yêu Thiên Chúa càng ngày càng dồi dào trong cuộc đời chúng con hôm nay và mai sau. Amen.
     
Lm Giuse Nguyễn Minh Chánh
 


chúa nhật XXVI thường niên C

Tin mừng Lc 16: 19 - 31

HỌC CHO BIẾT CÁCH DÙNG CỦA CẢI


Trang Tin Mừng theo Thánh Luca 16:19-31 hôm nay, Chúa Giêsu không lên án người phú hộ, nhưng lên án lòng ích kỷ, không bác ái, không thương người của người phú hộ. Ngài có thương những người giàu có đấy chứ. Vì thương, Ngài mới dùng dụ ngôn để cảnh cáo họ, để dạy họ cách sống bác ái để được sống đời đời trong lòng tổ phụ Abraham, theo cách người Do Thái thường suy nghĩ.

Ích kỷ là loại bệnh nan y, khó có thể chữa trị được bởi vì: người ích kỷ có bao giờ biết mình ích kỷ. Cái gì cũng nghĩ về mình, lo cho mình, vơ vào mình, họ không chỉ vơ vật chất, mà còn vơ cả phần chân lý về mình nữa. Thực chất người ích kỷ còn là người "bảo thủ", toan tính thiển cận, thấy cái lợi trước mắt là lao vào như con thiêu thân để giành giật. Ích kỷ còn là nguồn gốc của mọi giống tội khác như: tham lam, kiêu căng, lật lọng, tráo trở, độc đoán, khinh bỉ, coi thường người khác…

Dụ ngôn trước hết nhắm ám chỉ đến quan niệm sai lầm của các biệt phái, vì họ coi thịnh vượng đời này là dấu chỉ ơn lành của Thiên Chúa và nghèo nàn là dấu chỉ bị ruồng bỏ. Dưới mắt họ, thế giới bên kia chỉ có ích lợi thứ yếu. Những người Saducêo, không tin đời sau, hành vi đạo đức chủ yếu nhắm tới quyền lợi và công bằng trong tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Nó đòi hỏi mỗi người cố gắng hành động tốt, tức là giữ giới luật Chúa, lãnh nhận ngay khi còn ở trên dương gian phần thưởng mà họ có thể được.

Người lành sẽ được thịnh vượng, kẻ ác gặp bất hạnh. Ở trần gian này nếu mọi sự tốt đẹp, có nghĩa là con người đã làm hài lòng Thiên Chúa; bằng không thì vì tội lỗi ngự trị trong lòng họ. Đó là nguyên nhân người Biệt phái chế diễu Chúa Giêsu vì Ngài đòi hỏi phải từ bỏ lạc thú ở đời này. Yêu sách này mâu thuẫn gay gắt với xác tín tôn giáo của họ, và dụ ngôn khai triển sự tương phản đó một cách không kiêng nể.

Sự giàu có của người phú hộ được mô tả qua cách ăn mặc: áo đỏ tía, chỉ dành cho vua (Mc 15, 17.20; Kh 18, 12) và hàng mịn. Cả hai thứ nà được kể là những đồ quí giá chung với vàng bạc, đá quý và ngọc ngà (Kh 18, 12). Động từ “mang” ở thì quá khứ chưa hoàn thành cho thấy ông thường ngày mang áo quần nầy, chứ không phải chỉ một dịp lễ lạc trọng thể nào đó. Việc ông “làm yến tiệc” liên tục, và việc này nhắc đến thái độ tự hài lòng của người giàu có trên của cải ông đã kiếm được, ăn uống, hưởng thụ và chỉ dừng lại ở đó (12, 19).
 
Người giàu có không “thấy” Ladarô. Ông đã không đuổi Ladarô xa ngôi nhà đẹp đẽ của ông, điều đó không làm ông rầy rà: ông không “thấy” gì cả. Thật là một sự mù lòa kinh khủng. Một bà già chết vì bị bỏ mặc, những người láng giềng nói: “Chúng ta đâu có thấy gì!”. Không phải tất cả những người sung sướng, tất cả những người giàu có đều có con tim chai đá, nhưng họ không thấy. Nhiều người tỏ ra có tình huynh đệ nếu họ thấy rõ hơn sự đau khổ chung quanh họ. Người giàu có muốn chia sẻ, họ sẽ được cứu sống.

Đối với người giàu này, quá trễ rồi. Cuối cùng, ông ta “thấy” Ladarô, ông cũng thấy điều phải trả giá đó là giàu tiền của mà nghèo tình thương yêu. Nhưng sự hiểu đời này không còn có thể giúp gì cho ông được nữa cả. Luca mô tả hết sức tỉ mỉ sự vĩnh cửu kinh sợ của kẻ đã từng “hạnh phúc” trước đây: Ông sẽ không bao giờ có thể vượt qua “vực thẳm lớn lao” được.

Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy cho ta rằng giàu có không phải là một tội và nghèo khổ cũng chưa hẳn là có phúc, nếu người ta không có tinh thần nghèo khó thực sự. Và rồi Chúa dạy cho ta biết mối quan hệ giữa cách ta sử dụng tiền của đời này và hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.

Trước hết, giàu có có phải là một tội trọng không và nghèo khó có phải là có phúc không? Chúng ta thấy dụ ngôn không đề cập tới một tội rõ rệt nào của nhà phú hộ, thế mà ông ta đã sa hỏa ngục, điều đó làm cho chúng ta có cảm tưởng nguyên việc giàu có đã là một tội. Không, giàu có tự nó không xấu cũng không phải là một tội, nếu không ai mà dám làm giàu nữa. Nhưng nếu những người giàu có coi tiền của, thay vì là đầy tớ đã trở nên ông chủ, thay vì là thụ tạo đã trở nên thần tượng, thay vì là phương tiện đã trở nên mục đích. Hoặc những người giàu có chỉ biết ăn chơi phung phí mà không một chút động lòng trắc ẩn trước những người nghèo khổ xung quanh mình. Hoặc những người giàu coi tiền bạc là trên hết, hơn cả tình nghĩa.

Những người giàu như thế thì tiền của có thể chỉ đem lại cho họ đầy đủ, sung sướng ở đời này mà không ích gì cho họ ở đời sau. Hơn nữa, lại là một ngăn trở làm cho họ khó vào nước trời hay không vào được nước trời. Đó là trường hợp của nhà phú hộ trong dụ ngôn. Ông ta bị phạt, không phải vì ông ta là phú hộ, nhưng vì ông ta đã không phú hộ cho nên. Mặc dầu chúng ta có thể nghi ngờ về nguồn gốc tài sản của ông ta. Nhưng tội của ông ta không phải chỉ ở cách làm giàu bất chính, cũng không phải vì ông ta là người giàu, nhưng vì ông ta đã sử dụng tiền của một cách xa xỉ, ích kỷ, không biết chia sẻ, thương giúp người hành khất đói rách, nghèo khổ.

Tội của người phú hộ chính là tội vô tâm, làm ngơ, phớt lờ, không nhìn, không nghe, không thấy người nghèo, Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn đói khổ. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho người đang cần mình trợ giúp. Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải là tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.

Trong trang Tin Mừng hôm nay, sở dĩ người phú hộ không được vào Nước Trời, vì ông đã không tỏ lòng thương xót đối với Ladarô, cho dù đó chỉ là một chút nhỏ nhoi dành cho con người khốn khổ ngày ngày lê lết ăn mày trước cổng nhà ông.

Người phú hộ phải “chịu cực hình” không phải vì ông còn nhiều của cải, nhưng vì ông đã không biết “sử dụng của cải mà mua lấy bạn hữu Nước Trời”, mà bạn hữu ở đây không ai khác là chính Lazarô nghèo khó mà ông gặp hang ngày. Thực sự, tiêu chuẩn để vào Nước Trời không phải ở chỗ giàu hay nghèo, nhưng hệ tại nơi việc sống bác ái với anh chị em.

Dụ ngôn còn nhằm nói lên mối quan hệ giữa cách chúng ta sử dụng tiền của với hạnh phúc vĩnh cửu. Tiền của vật chất Chúa ban cho chúng ta hưởng dùng để xây dựng, thăng tiến cuộc sống của mình, đồng thời phát triển tình người, xây dựng yêu thươnggiữa người với người. Ai biết sử dụng như thế không những được ấm no hạnh phúc ở đời này mà còn bảo đảm cho cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau nữa trên nước trời.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy sống theo đạo trung dung của trời. Chúng ta giàu có ư? Chúa bảo chúng ta: đừng coi tiền của trọng hơn nhân nghĩa. Chúa dạy chúng ta: chỉ có một mục đích cho việc sử dụng tiền của vật chất, đó là sử dụng để đạt tới sự sống vĩnh cửu; và chỉ có một cách sử dụng đúng là sử dụng để đem lại hữu ích cho mình và cho người khác. Vì thế, dụ ngôn hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy xét lại cách mình sử dụng tiền của và cách mình đóng góp tiền của trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.

Xin Chúa cho ta biết số phận con người sẽ được hạnh phúc viên mãn hay bị luận phạt muôn đời tùy theo ta có biết yêu thương tha nhân hay không. Xin Chúa dắt ta luôn đi trên con đường dẫn tới ơn cứu độ: Biết nghe lời hướng dẫn của Môisê, các ngôn sứ, đặc biệt là Lời Chúa để sám hối, hoán cải và yêu thương mọi người nhất là những anh chị em nghèo khổ. Vì ta biết Thiên Đàng không dành riêng cho một mình ta. Nhưng ta chỉ có thể tiến vào cùng với anh chị em trong tình yêu thương.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

THÁNH THẦN

] [In bài viết]

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

BẠN LÀ CON THIÊN CHÚA

Vào một ngày tháng 11 năm 2014, tại trạm tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, có một người đàn ông mặc chiếc áo với dòng chữ “Bao cát thịt người, giá 10 tệ một cú đấm” và xin người khác đánh vào mình. Người đó là Hạ Quân, anh có đứa con trai mắc bệnh máu trắng hiểm nghèo. Sau khi bán hết tài sản và vay mượn số tiền lớn để chữa trị cho con nhưng không đủ, anh không còn cách nào khác bèn nghĩ ra cách này để mong có tiền chữa bệnh cho con. Tấm lòng của người cha yêu thương con vô bờ đã khiến nhiều người rớt nước mắt. Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, đã yêu thương con người vô hạn và luôn làm mọi cách để cứu độ con người, ngay cả việc phải hy sinh chính mạng sống Con Một của mình.
Mời Bạn: “Đức Giêsu Na-da-rét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người” (Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 1). Cao điểm lòng thương xót ấy chính là cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giê-su. Bạn được mời gọi nhận ra dung mạo của lòng thương xót nơi con người Đức Giê-su và sống lòng thương xót ấy nơi cuộc đời mình. Bằng cách đi con đường thập giá với Đức Ki-tô, là đón nhận những đau khổ, bạn góp phần cứu độ mình và cứu độ người khác.
 Làm việc hy sinh trong ngày để cầu nguyện cho một người nào đó, hoặc làm việc chia sẻ với một người đang gặp đau khổ. Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết đón nhận những đau khổ trong cuộc đời mình bằng sự kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa, vì phần rỗi của con và của người khác. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
NGÀY 23-09-2016

                                    (Lc 9: 18-22)

18 Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: "Dân chúng nói Thầy là ai? "19 Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại."20 Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa."21 Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.22 Người còn nói: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy."  Đó là lời Chúa





đức kitô là ai



Sau khi Chúa Giêsu giảng dạy, chữa lành bệnh tật cho nhiều người và làm phép lạ hóa bánh nuôi đám đông ăn no nê, trong dân chúng đã có những lời đồn đoán về “con người đặc biệt” này. Đoạn Tin Mừng Lc 9:18-22 cho ta biết rằng có người cho đây chính là Gioan Tẩy Giả; người khác lại bảo là Êlia, và không thiếu người thần tượng Chúa Giêsu chính là một vị tiên tri thời xưa sống lại. Những lời này đúng nhưng chưa đủ! Chính vì vậy, Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi “Anh em bảo Thầy là ai?” cho các môn đệ, là những người thân cận đã có thời gian theo Thầy trên hành trình rao giảng. Kinh nghiệm của họ có về Thầy mình sẽ giúp họ trả lời cách xác tín. Đây cũng là giây phút quyết định để Người có thể mạc khải cho các môn đệ biết về sứ vụ của mình.

Phêrô đại diện cho nhóm môn đệ trả lời: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa", nghĩa là Đấng được xức dầu, được sai đi thực hiện sứ mạng cứu độ. Tuy nhiên, câu trả lời này chưa đến giờ đến lúc để các môn đệ công bố vì điều này có thể gây hiểu lầm cho chính các ông cũng như cho dân chúng. Ở đây chắc chắn Phêrô diễn tả lòng tin của mình vào Thầy Giêsu, nhưng còn bất toàn, phiếm diện, ông và các bạn ông chưa nắm được toàn diện các mầu nhiệm của Người (x. 18:34; 22:37-38; 24:5-7…). Thêm vào đó, đương khi chịu ách thống trị của La-mã, người Do Thái mong đợi một người giải phóng cho Israel, nên hình tượng về Đấng Messia trong lòng dân chúng mang nặng màu sắc chính trị. Còn Chúa Giêsu không muốn đóng vai trò một Đấng Messia chiến thắng theo kiểu chính trị như vậy! Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên xưng này, nhưng Người sửa sai và bổ túc bằng lời tiên báo về khổ nạn, chịu chết và Phục sinh của Người. (c. 22)