Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

PHÚC ÂM: Lc 6, 12-19

                                            BÀI ĐỌC I: Ep 2, 19-22
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em không còn là khách trọ và là khách qua đường nữa, nhưng là người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa: anh em đã được xây dựng trên nền tảng của các Tông đồ và Tiên tri, và chính Đức Kitô làm đá góc tường. Trong Người, tất cả toà nhà được xây dựng cao lên thành đền thánh trong Chúa, trong Người, cả anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần.  Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Lc 6, 12-19
"Người chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ: Đó là Simon mà Người đặt tên là Phêrô và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt, kẻ phản bội. Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.  Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)

Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.
Chúa Giêsu vừa là người thật, vừa là Chúa thật, Người là Ngôi Hai Thiên Chúa trong Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng với Người trước và sau mỗi công việc, Người luôn câu nguyện cùng Chúa Cha, đặc biệt trong việc tuyển chọn những con người sẽ cọng tác và tiếp nối sứ vụ mục tử của Người mà Chúa Cha đã trao phó. Người đã: “Thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa”. Điều này giúp cho mỗi người trong chúng ta nhận ra tầm quan trọng của cầu nguyện: xin ơn soi sáng, nhận lãnh khôn ngoan hiểu biết, để thi hành sứ vụ.
Dù tất bật với việc rao giảng và chữa lành bệnh tật, Đức Giê-su luôn dành cho mình một thời gian cầu nguyện riêng với Đức Chúa Cha mọi lúc và mọi nơi. Chúng ta cũng được mời gọi sống cầu nguyện mỗi ngày, nhờ đó chúng ta có thể biết được điều Chúa muốn trên cuộc đời của mình và có được sức mạnh cho các hoạt động đông đồ. “Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động” (ĐHV.119)
Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã nêu gương cầu nguyện. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn đặt niềm tin vào sự cầu nguyện để mọi công việc chúng con làm được tốt đẹp trong tình thương của Chúa.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

                           LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM .
                                              (Ngày 01/11/2015)
Tại các nghĩa trang trên toàn quốc, người thân, bạn bè của những quân nhân đã ngã xuống tới cắm cờ tưởng nhớ họ. 
“Tưởng nhớ” những người đã “ngã xuống” cho tổ quốc, vâng, đó là một việc phải làm. Khi nói tới tưởng nhớ, Chúa Nhật tuần này, ngày 01/11/2015 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng có một cuộc “tưởng nhớ”, đó là, tưởng nhớ những người đã “ngã xuống” cho niềm tin – “niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô”, và theo truyền thống, các vị này, chúng ta gọi họ là các Thánh Tử Đạo Việt Nam.  
“Tử Đạo là gì?” Thưa, là chấp nhận hy sinh, ngay cả tính mạng của mình, cho niềm tin mà mình đã tin theo.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã tin vào Chúa Giêsu, đã trung thành theo Chúa Giêsu, đã sẵn sàng chịu bắt bớ tù đày, chịu nhiều hình phạt khắc nghiệt, dẫu cho đó là cái chết, chỉ vì tuyên xưng niềm tin của mình.
Có rất nhiều hình phạt cho họ. Nào là bị gông cùm, xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói. Nặng hơn thì bị voi giày, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng. Tàn bạo hơn thì bị xử trảm, xử giảo (thắt cổ) hoặc bị thiêu sống. Ác liệt nhất là bị xử lăng trì (một hình thức phân thây ra từng mảnh) hay bá đao (bị xẻo từng mảnh thịt)… cho tới chết.  Án nhẹ nhất, đó là khắc lên trên trán hai chữ “tà đạo”...
Thật ra, trước những sự tàn bạo đó, không có gì đáng ngạc nhiên, bởi những chuyện này đã được Đức Giêsu tiên báo: “Anh em hãy coi chừng… người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy” (Mt 24,4-…9).
Theo tin tức được lưu truyền trên mạng lưới điện báo, một  bé gái Công Giáo mới 2 tuổi đã bị phiếm quân ISIS chặt đầu trước mặt bà mẹ và những người thân của cháu. Cuộc thảm sát đó được thực hiện gần bên cạnh một thánh đường. Hôm đó, nhiều người Kitô hữu buộc phải đổi sang Hồi giáo, nếu không, họ sẽ cùng chung số phận như em bé gái. 
Sự bách hại vẫn còn xảy ra, cho đến ngày tận thế.  Đừng quên, Đức Giêsu đã chẳng nói rằng: “Kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31).
Có thể chúng ta không phải chịu cảnh “máu đổ đầu rơi”. Nhưng chắc chắn chúng ta vẫn bị Sa-tan, cũng như con cái của nó,  “sàng sảy” cách này cách khác.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi, hôm nay, cái mà Sa-tan luôn đem ra “sàng sảy” chúng ta, đó  là cái gì? Phải chăng, đó chính là sự trung tín? Phải chăng, đó là sự trung thành với với nhiệm vụ đã được giao, với những lời thề hứa?
Đúng vậy, ngày nay, sự trung tín như thể là một món quà quý hiếm. Sự trung thành với nhiệm vụ được giao, với những lời đã thề hứa như thể biến mất khỏi thế gian.
Hằng ngày, không biết bao nhiêu lần, chính người thân yêu ta hại ta, chính người đồng nghiệp ta hại ta, bởi, chỉ vì họ bất trung, bất tín, bởi, chỉ vì họ không trung  thành với nhiệm vụ được giao, với những lời đã thề hứa.
Mỗi ngày, chúng ta nghe không biết bao nhiêu vụ “ly dị”. Những hành động phụ bạc xảy ra chóng mặt khiến chúng ta không thể không nhớ đến lời ngôn sứ Mi-kha: “Kẻ hiếu trung đã biệt dạng khỏi xứ, không còn người lương thiện chốn dương gian. Tất cả đều đợi dịp gây đổ máu, người này đặt lưới dò hãm hại người kia” (Mk 7,2).
Thế nên, tử đạo, với chúng ta hôm nay, không  phải  tử đạo giống như người xưa, nào là bị  chém đầu, phân thây, tùng xẻo v.v… nhưng là tử đạo trong cuộc sống thường ngày,  bằng một đời sống trung tín, bằng một đời sống trung thành với nhiệm vụ được giao, với những lời đã thề hứa.
Có thể ông chủ Giê-su giao phó cho ta chức vụ Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ. Ta nhận hay ta từ chối? Nếu nhận, ta có sống trung thành với nhiệm vụ được giao, với những lời đã thề hứa, hứa “sống độc thân vì Nước Trời”? Hay ta lại “tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau” chiêm ngắm một mỹ nhân nào đó, để rồi trong một phút yếu lòng, ta rơi vào thảm cảnh “hồn lỡ sa vào đôi mắt em” đầy hối tiếc!
Có thể ông chủ Giê-su giao phó cho ta thiên chức làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Ta nhận hay ta từ chối? Về chuyện này, đương nhiên là nhận, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, phải không thưa quý vị!
Vâng, nếu nhận,  ta có sống trung thành với nhiệm vụ được giao, với những lời đã thề hứa, “hứa yêu nhau trao câu thề chung sống trọn đời”? Hay chỉ vì một chút “đời buồn vui” ta lại cất tiếng ca “thôi là hết anh đi đường anh, tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi”?
Có thể ông chủ Giê-su trao cho ta nhiệm vụ là một bác sĩ, là một lương y. Ta nhận hay ta từ chối? Nếu nhận, ta có sống trung thành với lời thề , lời thề Hypocrate: “…Người yếu đau, bệnh tật
phải cứu chữa tận tình, không tư lợi cho mình, luôn đề cao y đức…”? Hay chỉ vì “…những đồng tiền quái đản, đã quật ngã được anh… anh tặc lưỡi làm liều – phong bì đưa bao nhiêu, anh vẫn còn thấy ít!”, để rồi “anh ngoảnh mặt làm ngơ, trước nỗi đau người bệnh”? (***)
Còn… còn rất nhiều nhiệm vụ (yến bạc), ông chủ Giê-su sẽ giao phó cho chúng ta. Vấn đề của chúng ta, đó là,  khi  “ông chủ (Giê-su) đến tính sổ và thanh toán sổ sách”, chúng ta có thể chứng minh rằng, “tôi đã gây lời được năm nén, hai nén”, nói rõ hơn, rằng “tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” mà ông chủ đã giao phó hay không?  
Hay chúng ta lại than thở rằng “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vay. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn yến bạc của ông dưới đất” rồi!
Vâng, chúng ta hãy để một phút hồi tâm và tự hỏi, bao năm qua, là một Ki-tô hữu, là người “đầy tớ của Đức Giê-su”, với những gì Ngài đã giao phó cho tôi, tôi có làm cho “sinh lời” hay tôi đã đem “chôn” dưới đất?
Đem chôn ư! Ôi! ta không sợ ông chủ Giê-su sẽ gọi ta là “tên đầy tớ vô dụng” sao? Ta không sợ bị “quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng” sao?
Các thánh tử đạo Việt Nam, có phần chắc, các ngài đã không “đem chôn những yến bạc” mà ông chủ Giê-su đã giao phó. Các ngài đã sinh lời, việc sinh lời đó được minh chứng qua sự trung tín và lòng trung thành trong  đức tin của các ngài, nó được đóng ấn bằng chính việc tử vì đạo của các ngài.

PHÚC ÂM: Lc 13, 18-21

BÀI ĐỌC I:  Rm 8, 18-25
"Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Đấng đã bắt chúng phải tùng phục, với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa.
Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta.
Vì chưng nhờ niềm cậy trông mà chúng ta được cứu độ. Nhưng hễ nhìn thấy điều mình hy vọng thì không phải là hy vọng nữa. Vì ai đã thấy điều gì rồi, đâu còn hy vọng nó nữa? Nhưng nếu chúng ta hy vọng điều chúng ta không trông thấy, chúng ta sẽ kiên tâm trông đợi.  Đó là lời 

PHÚC ÂM:  Lc 13, 18-21
"Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".
Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net).

PHÚC ÂM Lc 13,10-17

BÀI ĐỌC I: Rm 8, 12-17
"Anh em đã nhận lãnh tinh thần nghĩa tử, trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: Abba, lạy Cha".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt, để chúng ta sống theo xác thịt. Vì chưng, nếu anh em đã sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ thần trí mà anh em đã giết được các hành động thân xác, thì anh em sẽ được sống.
Những ai sống theo Thánh Thần Thiên Chúa, thì là con cái Thiên Chúa. Vì không phải anh em đã nhận tinh thần nô lệ trong sợ hãi nữa, nhưng đã nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: "Abba, lạy Cha". Vì chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con cái, thì cũng là những người thừa tự: nghĩa là thừa tự của Thiên Chúa, và đồng thừa tự với Đức Kitô, vì chúng ta đồng chịu đau khổ với Người, để rồi chúng ta sẽ cùng hưởng vinh quang với Người. Đó là lời Chúa.


PHÚC ÂM: Lc 13, 10-17
"Chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc người con gái của Abraham này trong ngày Sabbat sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, nhân ngày Sabbat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và đây có một người đàn bà bị quỷ ám làm cho bà đau yếu đã mười tám năm. Bà bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu xem thấy bà, Người liền gọi bà đến mà bảo rằng: "Hỡi bà kia, bà được khỏi tật của bà". Rồi Người đặt tay trên bà ấy, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabbat, nên ông cất tiếng bảo dân chúng rằng: "Có sáu ngày người ta phải làm việc: vậy thì các người hãy đến xin chữa bệnh trong ngày đó, chớ đừng đến trong ngày Sabbat".
Chúa trả lời và bảo ông ta rằng: "Hỡi những kẻ giả hình, chớ thì trong ngày Sabbat, mỗi người trong các ông không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái của Abraham này, Satan cột trói nó đã mười tám năm nay, chớ thì không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabbat sao?"
Khi Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người đều hổ thẹn, và toàn dân vui mừng vì những việc lạ lùng Người đã thực hiện. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52 LẠY THẦY XIN CHO TÔI ĐƯỢC THẤY

BÀI ĐỌC I: Gr 31, 7-9
"Ta sẽ lấy lòng từ bi dẫn dắt kẻ đui mù và què quặt".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Đây Chúa phán: Hỡi Giacóp, hãy hân hoan vui mừng! Hãy hò hét vào đầu các Dân ngoại, hãy cất tiếng vang lên, ca hát rằng: "Lạy Chúa, xin hãy cứu dân Chúa là những kẻ sống sót trong Israel".
Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây.
Chúng vừa đi vừa khóc, Ta sẽ lấy lòng từ bi và dẫn dắt chúng trở về. Ta sẽ đưa chúng đi trên con đường thẳng, băng qua các suối nước; chúng không phải vấp ngã trên đường đi: vì Ta đã trở nên thân phụ dân Israel, và Ephraim là trưởng tử của Ta. Đó là lời Chúa.
BÀI ĐỌC II: Dt 5, 1-6
"Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Tất cả các vị thượng tế được chọn giữa loài người, nên được đặt lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, vì chính người cũng mắc phải yếu đuối tư bề. Vì thế, cũng như người phải dâng lễ đền tội thay cho dân thế nào, thì người dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai được chiếm vinh dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi như Aaron.
Cũng thế, Đức Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Đấng đã nói với Người rằng: "Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con". Cũng có nơi khác Ngài phán: "Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê". Đó là lời Chúa.                                                                                                                                                                                                                           PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52
"Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ và một đám đông, thì con ông Timê tên là Bartimê, một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường, khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nadarét, liền kêu lên rằng: "Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi". Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: "Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi".
Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: "Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh". Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta làm gì cho anh?" Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Chúa Giêsu đáp: "Được, đức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người. Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)


Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52

BÀI ĐỌC I: Gr 31, 7-9
"Ta sẽ lấy lòng từ bi dẫn dắt kẻ đui mù và què quặt".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Đây Chúa phán: Hỡi Giacóp, hãy hân hoan vui mừng! Hãy hò hét vào đầu các Dân ngoại, hãy cất tiếng vang lên, ca hát rằng: "Lạy Chúa, xin hãy cứu dân Chúa là những kẻ sống sót trong Israel".
Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây.
Chúng vừa đi vừa khóc, Ta sẽ lấy lòng từ bi và dẫn dắt chúng trở về. Ta sẽ đưa chúng đi trên con đường thẳng, băng qua các suối nước; chúng không phải vấp ngã trên đường đi: vì Ta đã trở nên thân phụ dân Israel, và Ephraim là trưởng tử của Ta. Đó là lời Chúa.
                                                    BÀI ĐỌC II: Dt 5, 1-6
"Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Tất cả các vị thượng tế được chọn giữa loài người, nên được đặt lên thay cho loài người mà lo việc Chúa, để hiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Người có thể thông cảm với những kẻ mê muội và lầm lạc, vì chính người cũng mắc phải yếu đuối tư bề. Vì thế, cũng như người phải dâng lễ đền tội thay cho dân thế nào, thì người dâng lễ đền tội cho chính mình như vậy. Không ai được chiếm vinh dự đó, nhưng phải là người được Thiên Chúa kêu gọi như Aaron.
Cũng thế, Đức Kitô không tự dành lấy quyền làm thượng tế, nhưng là Đấng đã nói với Người rằng: "Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con". Cũng có nơi khác Ngài phán: "Con là tư tế đến muôn đời theo phẩm hàm Menkixêđê". Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Mc 10, 46-52
"Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi thành Giêricô cùng với các môn đệ và một đám đông, thì con ông Timê tên là Bartimê, một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường, khi anh ta nghe biết đó là Chúa Giêsu Nadarét, liền kêu lên rằng: "Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi". Và nhiều người mắng anh bảo im đi, nhưng anh càng kêu to hơn: "Hỡi con vua Đavít, xin thương xót tôi".
Chúa Giêsu dừng lại và truyền gọi anh đến. Người ta gọi người mù và bảo anh: "Hãy vững tâm đứng dậy, Người gọi anh". Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo rằng: "Anh muốn Ta làm gì cho anh?" Người mù thưa: "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy". Chúa Giêsu đáp: "Được, đức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người. Đó là lời Chúa.

  Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được” Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh.” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được, và đi theo Người trên con đường Người đi.
Kết thúc chương Mười, Máccô đưa ra hình ảnh và câu chuyện “Người mù ở Giêrikhô”. Sau khi đã đề cập đến lòng chai dạ đá của con người trong vấn đề ly dị. - Tình yêu của Chúa Giêsu đặc biệt dành cho các trẻ nhỏ. - Cũng như những điều kiện để được đi theo Người; - Những cảnh báo về sự giàu có của cải sẽ là những cản trở trong việc trở nên người môn đệ của Người; - Đồng thời Người cũng đưa ra lời Hứa cho những ai biết từ bỏ chính mình. - Rồi lời tiên báo lần thứ III về sự Thương Khó và Phục Sinh của Người. Nhưng tất cả đã không ai quan tâm, mà lại muốn nghĩ đến sự vinh quang và quyền lực của trần thế. Với câu chuyện “Người mù ở Giêrikhô” cho chúng ta thấy được: anh ta mù, nhưng nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai: “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi”. Biết dứt khoát khi nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu: “Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Chúa Giêsu”. Biết trình bày trực tiếp khát vọng của mình với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, cho tôi nhìn thấy được” Và sau khi thấy được: “Đi theo Người trên con đường Người đi.”
Lạy Chúa Giêsu. Chúa ban cho chúng con thấy được, được ơn hiểu biết đường Chúa đã đi. Xin cho mọi thành vên trong gia đình chúng con học biết nơi anh mù ở Giêrikhô trong suốt cuộc lữ hành tiến về Nhà Cha của chúng con.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

RỮA TỘI



                   TIN MỪNG 8 EM NHẬN LÃNH  BÍ TÍCH RỮA TỘI VÀ THÊM SỨC

        Lúc 5 giờ Sáng Chúa Nhật ngày 25/10/2015 hiệp trong thánh lễ, Cha quản xứ Tin Mừng
        đã rữa tội và ban bí tích thêm sức cho tám em tân tòng, sau 6 tháng học giáo lý và kinh
        nguyện do các Dì nữ tu phụ trách, nhận thấy các em được xứng đáng gia nhập vào thân
        thể Hội Thánh, Cám ơn những người đã đưa đường và dẫn dắc các em về với
        Chúa, hãy cầu nguyện và làm mọi gương sáng giúp các em ngày sống đạo đức và tốt
        lành trên mọi nẻo đường, cũng như trong bậc đời sống của gia đình......






     
     
     

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

PHÚC ÂM: Lc 13, 1-9

BÀI ĐỌC I:  Rm 8, 1-11
"Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, giờ đây không còn gì là án phạt dành cho những ai ở trong Đức Giêsu Kitô: vì những kẻ ấy không còn sống theo xác thịt. Bởi chưng lề luật của Thánh Thần ban sự sống trong Đức Giêsu Kitô, đã giải thoát tôi khỏi lề luật sự tội và sự chết. Điều mà lề luật không thể làm được, vì bị xác thịt làm cho ra yếu đi, thì Thiên Chúa sai Con của Người đến trong xác thịt giống như xác thịt tội lỗi, và để phản đối sự tội, Người đã luận phạt tội lỗi, và phản đối sự tội, Người đã luận phạt tội lỗi trong xác thịt, khiến cho ơn công chính của lề luật thành tựu đầy đủ trong chúng ta, là những người không còn sống theo xác thịt, nhưng theo tinh thần. Vì những ai sống theo xác thịt, thì tưởng ước những sự thuộc về xác thịt: còn những ai sống theo tinh thần, thì tưởng ước những sự thuộc về tinh thần. Mà tưởng ước của xác thịt là sự chết, còn tưởng ước của tâm thần là sự sống và bình an. Vì chưng sự khôn ngoan của xác thịt là thù nghịch với Thiên Chúa: bởi nó không tùng phục lề luật của Thiên Chúa: vả lại nó cũng không thể tùng phục được. Những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Chúa. Còn anh em, anh em không sống theo xác thịt, nhưng sống theo tinh thần, nếu thật sự Thánh Thần Chúa ở trong anh em. Nếu ai không có Thánh Thần của Đức Kitô, thì kẻ ấy không thuộc về Người. Nhưng nếu Đức Kitô ở trong anh em, cho dù thân xác đã chết vì tội, nhưng tinh thần vẫn sống vì đức công chính. Và nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em.  Đó là lời Chúa.

PHÚC ÂM: Lc 13, 1-9
"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".
Người còn nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".  Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
Cha ông chúng ta vẫn khuyên dạy con cháu: “gieo gió gặt bão”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”... Và trong Thánh Kinh, các câu chuyện như lụt Hồng Thuỷ, thành Sô-đô-ma bị tàn phá,v.v… cũng thường được giải thích theo quan niệm báo ứng ấy. Không lạ gì người Do Thái thời Chúa Giê-su, cũng như chúng ta ngày nay, thích áp dụng nguyên tắc nhân quả “ác giả ác báo” nhưng là áp dụng cho người khác! Trước hai tai hoạ xảy ra gây chết nhiều người, họ kết luận ngay rằng những nạn nhân “tội lỗi hơn mọi người khác” nên mới bị thảm hoạ như vậy. Đành rằng, nếu gieo gió thì có thể sẽ gặt bão, song Chúa Giê-su khuyên mỗi người không nên hồ đồ xét đoán người khác, nhưng hãy xem các biến cố đó là cơ hội giúp ta xét lại chính mình mà trở về với nẻo chính đường ngay. Vì chỉ Thiên Chúa mới có quyền phán xét chung cuộc trên mọi người.
Mời Bạn: “Sám hối” là từ thường gặp trong Thánh Kinh, nó được kêu gọi bởi Gio-an Tẩy Giả, Chúa Giê-su, các tông đồ và hôm nay luôn được lặp lại nơi sứ điệp của Giáo Hội. Bởi sám hối là động thái tiên quyết để đón nhận ơn cứu độ. Còn sống là còn cơ hội để sám hối! Nếu không tận dụng tốt cơ hội Chúa ban thì Ngài sẽ cất đi như cây vả không chịu sinh trái (x. Lc 13,6-9).
Chia sẻ: Vì sao chúng ta thích xét người hơn là xét mình?
Sống Lời Chúa: Nhớ lại những lần mình đoán xét sai về người khác để quyết tâm từ bỏ tật xấu này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, sám hối thật khó biết bao, bởi chúng con không đủ khiêm tốn để nhận rằng mình lầm lỗi. Xin ban ơn giúp sức để chúng con vượt qua sự kiêu căng tự phụ của mình.
Lạy Chúa Giêsu, những chuyện xãy ra chung quanh chúng con, không phải là ngẫu nhiên, nhưng tất cả đó, đều là Lời Chúa đang nhắc nhở về đời sống của chúng con. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con, luôn tỉnh thức để nhận ra mà biết sám hối những gì đã sai phạm, hầu có thể sám hối về những lỗi lầm của chúng con.
Mạnh Phương

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO 2015




                          18-10-2015 Chúa Nhật Truyền Giáo                                         Mc 10, 35- 45
--“Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. (Mc 10, 45)
-Trong cuộc sống con người, chức thường đi với quyền và những bỗng lộc đi theo chức vụ. Vì thế chẳng lạ gì khi người ta tranh chấp nhau về quyền lực danh vọng. Còn Chúa Giêsu, Người dạy cho các môn đệ hiểu rằng: chức cũng đi chung với quyền nhưng quyền là để phục vụ. Và chính Chúa Giêsu đã làm gương như thế. Là Thiên Chúa thế, quyền uy tột đỉnh, thế mà Người đến sống giữa trần thế, gần gũi những người nghèo, người tội lổi, cảm thông tha thứ, chữa lành tật bệnh, hòa đồng với mọi người, và hiến dâng mạng sống cho con người.
-Chúa nhật truyền giáo năm nay mời gọi chúng ta hãy nhìn lại cách sống đạo của mình. Truyền giáo không nhất thiết phải làm cái nầy hay cái kia, đi chốn nầy hay chồn khác mà chủ yếu phải là đem Chúa đến cho mọi người trong hoàn cảnh và ơn gọi của mình.
-- Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trở nên những chứng nhân đích thực của Chúa, trong mọi hoàn cảnh cuộc sống của chúng con. Amen.

PHÚC ÂM: Lc 12, 54-59

                                                               BÀI ĐỌC I:  Rm 7, 18-25a
Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi cái xác chết này?"
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi biết rằng sự lành không ở trong tôi, nghĩa là trong huyết nhục của tôi. Vì chưng ước muốn thì tôi vẫn có, nhưng làm cho sự lành nên hoàn hảo thì không sao được. Bởi vì sự lành tôi muốn thì tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm. Thực ra nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì bấy giờ không phải chính tôi làm điều đó, nhưng là sự tội ở trong mình tôi. Thành ra khi tôi muốn làm sự lành, tôi nhận thấy trong tôi có lề luật, vì sự dữ vẫn kèm bên tôi. Theo như con người bên trong, tôi cũng ưa thích lề luật Thiên Chúa: nhưng tôi thấy trong chi thể tôi có một lề luật khác đối địch với lề luật tâm thần tôi, và giam hãm tôi dưới ách lề luật sự tội trong chi thể tôi. Tôi là con người vô phúc! Ai sẽ cứu tôi khỏi cái xác chết này? Cảm tạ Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Như thế, chính tôi lấy tâm thần mà phục vụ lề luật Thiên Chúa; còn về xác thịt, thì vâng phục lề luật của sự tội.  Đó là lời Chúa.
PHÚC ÂM: Lc 12, 54-59
"Các ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất? Còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán bảo dân chúng rằng: "Khi các ngươi xem thấy đám mây nổi lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như thế. Và khi gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các ngươi không tự mình phê phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi ngươi cùng với kẻ đối phương ra trước mặt quan quyền, thì đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn thoả với nó đi, kẻo nó lôi ngươi đến trước quan toà, và quan toà trao ngươi cho lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể ra khỏi đó cho đến khi nào trả xong đồng xu cuối cùng".  Đó là lời Chúa. (thanhlinh.net)

Để điều trị bệnh, trước hết bác sĩ phải chẩn đoán, xét nghiệm. Để xúc tiến một cuộc đầu tư sản xuất hay kinh doanh, nhà doanh nghiệp bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường (tình hình cung cầu, khả năng cạnh tranh, những cơ hội, những rủi ro…). Trước khi sắp xếp một chuyến đi, người đi lại tìm hiểu diễn biến của thời tiết. Nói chung, trong mọi lãnh vực, việc bắt mạch và dự báo là rất quan trọng. Dự báo sai có thể dẫn tới những thảm họa khôn lường (như trường hợp dự báo sai đường đi của cơn bão Chanchu hồi tháng 5/2006). Cũng vậy, cung cách sống đạo và loan báo Tin Mừng của chúng ta hôm nay, để được đúng hướng, cần bao gồm việc nghiêm túc XEM và XÉT các ‘dấu chỉ của thời đại’, chứ không thể chỉ nhắm mắt chúi mũi LÀM! Chúa Giêsu cảnh tỉnh chúng ta: “Sao các người không tự mình xem xét cái gì là phải?”
  Mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống đều chuyển tải thông điệp của Chúa. Chúng ta cần phải bình tâm và khôn ngoan nhận định để biết đâu là điều Ngài muốn cho ta, trong những chọn lựa hằng ngày và nhất là khi phải đưa ra những quyết định quan trọng.
  Kinh nghiệm của bạn về ích lợi của việc áp dụng phương pháp Xem-Xét-Làm? Cách nào để đạt được sự bình tâm?
  Nhìn mọi biến cố trong đời sống với cái nhìn của Chúa. Siêng năng cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, cuộc sống có bao điều con phải cân nhắc và chọn lựa. Xin cho con luôn biết khôn ngoan nhận định, luôn đủ quảng đại và dũng cảm để chọn lựa những gì đẹp lòng Chúa.
 “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?”
Chúa Giêsu đang quở trách từng người một trong chúng ta, hằng ngày chúng ta đã được chứng kiến và nhìn thấy những dấu lạ trong đời sống, trong xã hội và cả trong môi trường thiên nhiên. Tất cả là ơn ban của Thiên Chúa, tất cả thánh ý của Ngài, để giúp cho con người sống và nhận ra sự tương quan và liên đới của mình với tất cả những sự ấy. Nhưng con người đang vô tâm, không biết nhận xét cứ xem đó là một sự tự nhiên hay là ngẫu nhiên; không liên quan đến ơn ban của Thiên Chúa đang dành để cho mình.
Lạy Chúa Giêsu, Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con, nhận ra những gì đang xãy ra chung quanh chúng con đều có liên quan đến sự sống đời đời của chúng con, để chúng con góp vào hành trang trên đường lữ hàng tiến về Nhà Cha.
Mạnh Phương

PHÚC ÂM: Lc 12, 49-53


In
Lời Chúa Hôm Nay
Thứ Năm Tuần XXIX Mùa Thường Niên Năm lẻ
BÀI ĐỌC I: Rm 6, 19-23
"Giờ đây anh em được thoát khỏi sự tội, được phục vụ Thiên Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nói theo kiểu người phàm, bởi lẽ xác thịt anh em yếu đuối: như xưa anh em đã cống hiến chi thể anh em để làm nô lệ sự ô uế và sự gian ác, khiến anh em trở nên người gian ác thế nào, thì giờ đây anh em hãy cống hiến chi thể anh em để phục vụ đức công chính, hầu nên thánh thiện cũng như vậy. Vì xưa kia anh em làm nô lệ tội lỗi, thì anh em được tự do đối với đức công chính. Vậy thì bấy giờ anh em đã được những lợi ích gì do những việc mà giờ đây anh em phải hổ thẹn? Vì chung cục của những điều ấy là sự chết. Nhưng giờ đây, anh em được thoát khỏi sự tội, được phục vụ Thiên Chúa, thì anh em được những ích lợi đưa đến thánh thiện, mà chung cục là sự sống đời đời. Bởi vì lương bổng của tội lỗi là sự chết. Nhưng hồng ân của Thiên Chúa là sự sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.  Đó là lời Chúa.


logo_29_tn_b.jpg


PHÚC ÂM: Lc 12, 49-53
"Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng".  Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
Trong gia đình, nếu không có lửa tình yêu thì làm sao cha mẹ có động lực để tần tảo nuôi con, chăm sóc con từng ly từng tí, lo cho con chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bồng ẵm trên tay, nâng niu trên đầu gối. Trong Giáo hội, nếu tình yêu tắt ngúm thì các Tông đồ sẽ chẳng loan báo Tin Mừng nữa, các vị Tử đạo sẽ chẳng muốn đổ máu nữa. Hôm nay, Chúa đã ném lửa tình yêu của Chúa trong tôi và Chúa muốn tôi bùng cháy lửa tình yêu.
  Làm thế nào để giữ lửa và bùng cháy lửa mà Chúa đã ném vào cõi lòng chúng ta?
  Chia sẻ niềm vui, hy vọng cho người mà bạn gặp gỡ là tiếp tay “ném lửa” tình yêu của              Chúa Ki-tô.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ném lửa tình yêu vào lòng chúng con, và Chúa luôn khắc khoải để lửa chúng con bùng cháy thành tình yêu nồng nàn đối với tha nhân.
Lửa đối với con người dùng để thiêu đốt, nấu chín lương thực thực phẩm, sưởi ấm những khi giá lạnh và đem lại ánh sáng, xóa đi sự tối tăm, lửa dùng để luyện kim loại bỏ tạp chất để lấy cái tinh ròng cần thiết. Trong Cưu Ước, Lửa mời gọi Môsê đến nhận lãnh sứ mạng giải phóng dân Ítraen, lửa soi đường trong đêm tối cho dân Ítraen đi trong sa mạc tiến về Đất Hứa. Chúa Giêsu đang nói với mỗi người trong chúng ta về thứ lửa tình yêu tự hiến của Người dành cho toàn nhân loại, lửa là sự hiện diện Chúa Thánh Thần trên từng con người với ơn ban của Ngài. Chính vì thứ lửa đó mà Người đã tâm sự với các môn đệ của Người: “Thầy còn một phép Rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất.”
Lạy Chúa Giêsu. Đối với mỗi người trong chúng con, đều đã nhận được thứ lửa mà Chúa đã đến ném vào mặt đất chúng con đang sống. Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết làm cho nó bùng lên nơi môi trường chúng con dang sống và đang làm việc.
Mạnh Phương