Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

PHÚC ÂM: Mt 12, 38-42


PHÚC ÂM: Mt 12, 38-42
 Tin Mừng Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Giona. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Salomon". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)



MỘT CÕI HƯ VÔ

Người vô thần cho rằng chết là hết. Chết là một cuộc trở về cõi hư vô. Cõi hư vô là một không gian trống không và rất mông lung. Sẽ không có đời sau, không có cõi niết bàn hay thiên đàng. Sẽ bỏ lại tất cả mọi sự và không còn mọi sự khi con người ta nhắm mắt từ giã cõi đời để tìm đến cõi hư vô. Với não trạng này, dễ làm cho con người ta rơi vchủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hưởng thụ và chủ nghĩa loại trừ Thiên Chúa.

Các nhà thần học tạo dựng quan niệm: Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và nhân loại từ hư vô. Thật vậy, đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được. Thiên Chúa lấy cái không để làm ra có. Tất cả mọi sự tồn tại đều do sự an bài của Đấng Tạo Hóa, đó chính là Thiên Chúa. Nói một cách khác, Thiên Chúa chính là cội nguồn của sự sống, của sáng tạo, của Chân-Thiện-Mỹ, và là cùng đích của vận mệnh đời sống con người. Vì thế, đối với những người có đức tin chân chính thì chết không phải là đi vào cõi hư vô mà là một cuộc trở về để gặp gỡ Thiên Chúa.

Một nhạc sĩ nọ đã viết về cõi hư vô như sau: “Ta khổ đau một đời để chết trong tình cờ. Ta tìm nhau một thời để mất nhau vài giờ. Bàn tay làm sao níu một đời vừa đi qua… Trong cơn đau một vầng nhang khói kéo ta về cõi hư vô.” Những lời nhạc này nghe có vẻ rất buồn bã và bi quan. Buồn bã vì nó đề cập đến cái chết bất ngờ với sự ngỡ ngàng và tiếc thương của những người còn ở lại. Bi quan vì bài nhạc ấy quan niệm chết là hết, là đi vào cõi hư vô chứ không phải là đi vào một thế giới khác hay tiến đến hạnh phúc đích thực và viên mãn.
Như vậy, có một cõi hư vô nào đấy nhưng chết không phải là đi vào cõi hư vô ấy. Người Kitô hữu lạc quan và tin tưởng vào sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Người Kitô hữu không tin chết là hết mà chỉ tin mọi sự trên đời chỉ là phù vân: “Phù vân quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,2). Điều này cho thấy tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, chức quyền, công danh sự nghiệp hay mạng sống con người đều qua đi và rất mong manh. Chẳng hạn như gia đình một đại gia ngành gỗ ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước: trong một đêm đã phải mất đi tính mạng 6 người, chỉ còn lại một cháu bé 18 tháng tuổi thôi.
Thế nên, không ai biết được giờ nào mình chết và mình chết bằng cách nào. Chỉ có Thiên Chúa mới ấn định và an bài mạng sống con người. Với niềm tin như thế, mỗi Kitô hữu được mời gọi từ bỏ mọi sự để chọn Chúa làm cứu cánh cho cuộc đời. Mỗi Kitô hữu được mời gọi sống tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng vì không biết giờ nào Chúa đến, không biết lúc nào Chúa gọi ta về. Vì vậy, càng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa càng ý thức thân phận mỏng giòn yếu đuối và mong manh của kiếp người. Càng tin tưởng mạnh mẽ vào Chúa càng dễ dấn thân cho Tin Mừng bác ái yêu thương như là Chúa muốn.
                             RAPHAE : TRẦN DƯƠNG TUYỂN





         Phục cách người cha dùng 3 bát mì để dạy con trai cách sống ở đời ?

                                        Ngày 18/07/2015


Một buổi sáng, bố làm 2 bát mì trứng, một bát mặt trên có trứng, một bát mặt trên không có trứng, đặt ngay ngắn trên bàn, rồi hỏi cậu con trai muốn ăn bát nào?
– Bát có trứng. Cậu chỉ vào bát và nói.
– Nhường cho bố đi, Khổng Dung 7 tuổi đã biết nhường lê, con 10 tuổi rồi.
– Khổng Dung là Khổng Dung, con là con, con không nhường!
Bố hỏi dò: Không nhường thật à?
– Không nhường! Cậubé kiên quyết trả lời, rồi lập tức cắn lấy một nửa miếng trứng, biểu thị bát mì đã thuộc về mình.
Người bố đối với động tác và tốc độ của cậu con hết sức kinh ngạc nhưng nhẫn nại hỏi lần cuối:
– Con không hối hận chứ?
– Không hối hận.

Và để biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển, cậu ta ăn luôn miếng trứng còn lại. Người bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì, ông quay sang bắt đầu ăn bát mì không trứng của mình, thì ra dưới đáy bát mì của người bố có hai cái trứng, cậu con cũng trông thấy rõ ràng.

Ông chỉ vào hai cái trứng trong bát mì, dạy cậu con rằng: “Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi, sẽ không bao giờ chiếm được tiện nghi.“ Cậu con cảm thấy xấu hổ. 

Lần thứ 2.

Buổi sáng chủ nhật, bố lại làm hai bát mì trứng, cũng là một bát trứng nằm bên trên và một bát bên trên không có trứng.
Ông vô tư hỏi : – Con ăn bát nào?
– Con 10 tuổi rồi, con sẽ kính nhường cho bố. Vừa nói vừa lấy bát mì không trứng.
– Không hối hận chứ?
– Không ạ! Cậu kiên quyết trả lời rồi ăn rất nhanh, nhưng ăn gần hết cũng không thấy trứng đâu, còn người bố bắt đầu ăn bát mì của mình, điều không ngờ là bát mì của ông ngoài cái trứng nằm mặt trên còn có thêm một cái trứng nằm dưới đáy bát.

Ông chỉ vào cái trứng nói : “Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi có thể phải chịu thiệt thòi lớn.“

Lần thứ 3.

Trải qua vài tháng, bố lại nấu hai bát mì và hỏi con:
– Ăn bát nào vậy con ?
– Khổng Dung nhường lê, nhi tử nhượng diện. Bố là bậc bề trên, bố chọn trước đi ạ.
– Vậy bố không khách sáo nhé.

Ông chọn lấy bát mì có trứng, cậu con lần này thần thái bình tĩnh không vội như hai lần trước, lấy bát mì không trứng mà ăn. Cậu ăn một lúc thì bất chợt phát hiện trong bát mì của mình cũng có trứng.

Người bố ý vị thâm trầm nói với con: “Ghi nhớ! Người không muốn chiếm tiện nghi, cuộc sống sẽ không để cho họ chịu thiệt thòi.“

Chú thích:
1. Chiếm tiện nghi: chiếm lấy phần tiện lợi cho mình, tham lam không biết nhường nhịn san sẻ với mọi người.
2. Khổng Dung nhường lê: Khổng Dung là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, 7 tuổi đã biết nhường những quả lê ngon cho bố mẹ và anh em còn mình lấy quả lê nhỏ và xấu nhất. Chuyện này có ghi trong sách Tam Tự Kinh là sách vỡ lòng của trẻ con thời xưa.
3. Nhi tử nhượng diện: Nhi tử là con cái, diện là cái mặt. Ý nói con cái có lòng hiếu kính với người lớn thì biểu hiện ra bên ngoài phải có hình thức lễ nghi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét