NGÀY 7-9-2016
THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN C

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 6, 20-26)
20 Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói:"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.21 "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói,vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng."Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. 22 "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa.23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.24 "Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.25 "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói."Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.26 "Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
SUY NIỆM
Sống ở trên đời, không ai là không có khao khát và không muốn đi tìm hạnh phúc, vì hạnh phúc là mối bận tâm sâu thẳm nhất của con người. Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng nên con người để con người đi tìm hạnh phúc cho mình. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có hạnh phúc đích thật?
Người ta thường đi tìm hạnh phúc nơi những nụ cười, nơi những cuộc giải trí, nơi tiền của, sự giàu sang, nơi những thú vui thể xác … nhưng cuối cùng đó cùng chỉ là hạnh phúc giả tạo, và không bao giờ thỏa mãn được khao khát sâu thẳm nơi con người. Vậy mà nhiều người vẫn mê muội đi tìm hạnh phúc bằng những con đường đó.
Chúng ta nên biết rằng, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, và Ngài đã đặt sự khao khát đó nơi sâu thẩm con người, nên chỉ duy có Thiên Chúa mới làm cho thỏa mãn như cầu đó. Những mối phúc Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay chính là con đường dẫn chúng ta cảm nếm được hạnh phúc đích thật, hạnh phúc của Chúa ban tặng ngay ở đời này. Để có thể sống được các mối phúc của Chúa, thì trước hết phải có lòng tin mạnh mẽ và tình yêu mãnh liệt đối với Chúa, và sau đó là lòng mến đối với tha nhân. Mẹ Têrêsa đã chia sẻ rằng: "Chúng ta có quyền được hạnh phúc và bình an. Chúng ta được dựng nên vì điều này, được sinh ra để hạnh phúc và chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc thật và bình an thật trong cuộc tình với Thiên Chúa: có niềm vui khi yêu thương Thiên Chúa, có hạnh phúc lớn lao khi yêu thương Ngài … "Chúng ta không cần tìm kiếm hạnh phúc: nếu chúng ta yêu thương người khác chúng ta sẽ được hạnh phúc. Đó là quà tặng của Thiên Chúa".
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con những con đường phải đi để có được hạnh phúc đích thật, và Chúa đã đi trước để nêu gương cho chúng con thấy. Xin giúp mỗi người chúng con luôn cảm nhận được hạnh phúc Chúa ban khi chúng con nổ lực sống các mối phúc của Chúa với tất cả tình yêu Chúa và tha nhân. Amen.
SỐNG SAO ĐỂ ĐƯỢC CHÚC PHÚC

Đã làm người ai cũng mong sao cho mình được hạnh phúc và người ta quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Có người cho rằng có hiểu biết, trí tuệ là có hạnh phúc; người khác lại bảo có sức khỏe, tiền bạc…là hạnh phúc.
Ta vẫn thấy Phúc - Lộc - Thọ là những lời cầu chúc tốt đẹp theo truyền thống người Việt Nam, nó luôn có giá trị và được mọi người tôn trọng. Với tôn giáo, vào thời xa xưa, Kinh Thánh thường kể về những con người được Thiên Chúa chúc phúc, họ là những người học biết đường công chính, vâng giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, và sau này chính bản thân họ trở thành mối phúc cho nhiều người khác. Tổ phụ Abraham chỉ biết trọn niềm phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa, không chút từ nan hay nghi ngờ, luôn sẵn sàng bước đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Abraham đã được Thiên Chúa đền đáp, cho ông trở nên tổ phụ một dân riêng của Thiên Chúa, và trở nên lời chúc phúc cho muôn thế hệ.
Chúa Giêsu xuống trần gian và đã sống như một người nghèo giữa những người nghèo; đã tuyên bố: Phúc cho những kẻ nghèo đói, phúc cho những kẻ đang khóc lóc, phúc cho những kẻ bị bách hại, Chúa Giêsu hẳn phải là người hạnh phúc nhất, vì Ngài đã đi đến tận cùng sự nghèo đói, bách hại ấy.
Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu, ta thấy Chúa đã không làm phép lạ cho trái đất luôn chảy sữa và mật, Ngài đã không đem lại một giải pháp chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể nào; thế nhưng, cuộc sống, lời nói và cái chết của Ngài lại là chìa khóa giúp giải quyết các vấn đề của con người. Quả vậy, vấn đề cơ bản của con người là gì, nếu không phải là được sống hạnh phúc; tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của mọi thời chính là nghĩ rằng càng có nhiều tiền của, quyền bính, danh vọng thì càng được hạnh phúc.
Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt. Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với lối đánh giá khác, làm chúng ta ngỡ ngàng. Ngài cho các môn đệ của Ngài biết rằng: họ là những người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Ngài. Nước Trời đã thuộc về họ từ đây, và hạnh phúc sẽ trọn vẹn trong ngày sau hết.
Chúa Giêsu đã sống những mối phúc trước chúng ta. Ngài là một người thợ thủ công nghèo, Ngài biết đến sự dày vò của cơn đói, Ngài đã từng nhỏ lệ trước thành Giêrusalem, và đã chịu mọi khổ hình cho đến chết. Nhưng Chúa Giêsu là con người hạnh phúc, vì biết mình luôn sống cho Cha và con người. Chúng ta cần có kinh nghiệm của Chúa Giêsu: Nghèo của cải mà thật giàu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu quan niệm hạnh phúc rất khác biệt.
Hạnh phúc không là những cái có: Người ta thường dựa vào những cái người ta có để làm tiêu chuẩn đo lường hạnh phúc. Tuy nhiên, những cái người ta có rồi cũng sẽ mất đi. Thí dụ có nhiều tiền thì cũng có thể bị mất; có sức khỏe thì qua thời gian cũng yếu dần…Đối với Chúa Giêsu, hạnh phúc không là cái gì ta có được.
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, đang đói, đang phải khóc, bị oán ghét loại trừ…” Tiêu chuẩn hạnh phúc của Chúa rất ngược đời. Dĩ nhiên, Chúa không muốn chúng ta nghèo, bị đói, khóc lóc, bị oán ghét… nhưng Chúa muốn dạy cho chúng ta biết chấp nhận những gì xảy đến cho mình. Con đường để được hạnh phúc là con chấp nhận khó nhọc và khổ đau; hay nói cách khác là con đường thập giá. Vì chỉ có khi chấp nhận khó nhọc khổ đau, người ta mới có được hạnh phúc, như người nông dân muốn niềm vui trong mùa gặt phải bỏ công lao tác, thức khuya dậy sớm giữa mưa gió và nắng nóng.
Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để cho con người được sống xứng phẩm giá con người; Thiên Chúa đã tạo dựng con người để nó thống trị và hưởng dụng mọi sự trong vũ trụ. Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu nhắc nhở cho con người bậc thang giá trị đích thực trong cuộc sống. Của cải vật chất là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh của cuộc sống. Người nghèo khó như Chúa Giêsu đã từng sống là người sống theo bậc thang giá trị ấy. Người sống nghèo khó như Chúa Giêsu là người biết sống cho những giá trị vĩnh cửu, là yêu thương, quảng đại, liên đới, tình người.
Và rồi, đứng trước sự phú túc giàu sang của cuộc đời, Chúa dạy ta phải tránh tìm cho mình một lối sống dễ dãi: “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, đang được no nê, đang được vui cười, được mọi người ca tụng…”. Chúa không lên án của cải cũng như sự giàu có, nhưng Chúa cấm chúng ta chỉ lo tìm kiếm sự giàu có. Người hạnh phúc là người biết chấp nhận những gì xảy đến cho mình và an lòng với chúng trong cái nhìn đức tin. Nếu chúng ta chỉ lo tìm kiếm những gì dễ dãi, vui tươi thì chắc chắn có lúc sẽ thất vọng vì cuộc đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng.
Khốn cho những kẻ giàu có, những kẻ đang được no nê, những kẻ đang vui cười. Đức Giêsu báo trước cho họ biết rằng: điều đang làm cho họ thỏa mãn lại là điều không chắc chắn. Tình trạng đầy đủ làm cho con người đóng kín với chính mình, thỏa mãn với những gì đang có, và quên đi rằng họ đang chuẩn bị cho mình một tương lai đầy u tối và đớn đau. Chính thái độ thỏa mãn này ngăn cản họ mở lòng ra trước Tin Mừng, trước lời loan báo về một thế giới mới.
Thật vậy, muốn trở thành những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, có lẽ ta phải lắng nghe những lời chúc phúc và chúc dữ này, đồng thời áp dụng vào đời sống của chính mình. Có lẽ ta cần thường xuyên xem xét đâu là những giá trị thực sự đem lại bình an và hạnh phúc. Những mối phúc và những mối khốn, là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh để ta có được hạnh phúc đích thực, và chỉ một mình Thiên Chúa mới mang lại cho ta hạnh phúc đó.
Huệ Minh
Ta vẫn thấy Phúc - Lộc - Thọ là những lời cầu chúc tốt đẹp theo truyền thống người Việt Nam, nó luôn có giá trị và được mọi người tôn trọng. Với tôn giáo, vào thời xa xưa, Kinh Thánh thường kể về những con người được Thiên Chúa chúc phúc, họ là những người học biết đường công chính, vâng giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, và sau này chính bản thân họ trở thành mối phúc cho nhiều người khác. Tổ phụ Abraham chỉ biết trọn niềm phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa, không chút từ nan hay nghi ngờ, luôn sẵn sàng bước đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Abraham đã được Thiên Chúa đền đáp, cho ông trở nên tổ phụ một dân riêng của Thiên Chúa, và trở nên lời chúc phúc cho muôn thế hệ.
Chúa Giêsu xuống trần gian và đã sống như một người nghèo giữa những người nghèo; đã tuyên bố: Phúc cho những kẻ nghèo đói, phúc cho những kẻ đang khóc lóc, phúc cho những kẻ bị bách hại, Chúa Giêsu hẳn phải là người hạnh phúc nhất, vì Ngài đã đi đến tận cùng sự nghèo đói, bách hại ấy.
Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu, ta thấy Chúa đã không làm phép lạ cho trái đất luôn chảy sữa và mật, Ngài đã không đem lại một giải pháp chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể nào; thế nhưng, cuộc sống, lời nói và cái chết của Ngài lại là chìa khóa giúp giải quyết các vấn đề của con người. Quả vậy, vấn đề cơ bản của con người là gì, nếu không phải là được sống hạnh phúc; tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của mọi thời chính là nghĩ rằng càng có nhiều tiền của, quyền bính, danh vọng thì càng được hạnh phúc.
Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt. Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác, với lối đánh giá khác, làm chúng ta ngỡ ngàng. Ngài cho các môn đệ của Ngài biết rằng: họ là những người có phúc, khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Ngài. Nước Trời đã thuộc về họ từ đây, và hạnh phúc sẽ trọn vẹn trong ngày sau hết.
Chúa Giêsu đã sống những mối phúc trước chúng ta. Ngài là một người thợ thủ công nghèo, Ngài biết đến sự dày vò của cơn đói, Ngài đã từng nhỏ lệ trước thành Giêrusalem, và đã chịu mọi khổ hình cho đến chết. Nhưng Chúa Giêsu là con người hạnh phúc, vì biết mình luôn sống cho Cha và con người. Chúng ta cần có kinh nghiệm của Chúa Giêsu: Nghèo của cải mà thật giàu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu quan niệm hạnh phúc rất khác biệt.
Hạnh phúc không là những cái có: Người ta thường dựa vào những cái người ta có để làm tiêu chuẩn đo lường hạnh phúc. Tuy nhiên, những cái người ta có rồi cũng sẽ mất đi. Thí dụ có nhiều tiền thì cũng có thể bị mất; có sức khỏe thì qua thời gian cũng yếu dần…Đối với Chúa Giêsu, hạnh phúc không là cái gì ta có được.
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, đang đói, đang phải khóc, bị oán ghét loại trừ…” Tiêu chuẩn hạnh phúc của Chúa rất ngược đời. Dĩ nhiên, Chúa không muốn chúng ta nghèo, bị đói, khóc lóc, bị oán ghét… nhưng Chúa muốn dạy cho chúng ta biết chấp nhận những gì xảy đến cho mình. Con đường để được hạnh phúc là con chấp nhận khó nhọc và khổ đau; hay nói cách khác là con đường thập giá. Vì chỉ có khi chấp nhận khó nhọc khổ đau, người ta mới có được hạnh phúc, như người nông dân muốn niềm vui trong mùa gặt phải bỏ công lao tác, thức khuya dậy sớm giữa mưa gió và nắng nóng.
Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu không hề có ý muốn biến thế giới thành một thế giới nghèo đói, bần cùng. Của cải vật chất là phương tiện cần thiết để cho con người được sống xứng phẩm giá con người; Thiên Chúa đã tạo dựng con người để nó thống trị và hưởng dụng mọi sự trong vũ trụ. Khi tuyên bố: "Phúc cho những kẻ nghèo khó", Chúa Giêsu nhắc nhở cho con người bậc thang giá trị đích thực trong cuộc sống. Của cải vật chất là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh của cuộc sống. Người nghèo khó như Chúa Giêsu đã từng sống là người sống theo bậc thang giá trị ấy. Người sống nghèo khó như Chúa Giêsu là người biết sống cho những giá trị vĩnh cửu, là yêu thương, quảng đại, liên đới, tình người.
Và rồi, đứng trước sự phú túc giàu sang của cuộc đời, Chúa dạy ta phải tránh tìm cho mình một lối sống dễ dãi: “Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, đang được no nê, đang được vui cười, được mọi người ca tụng…”. Chúa không lên án của cải cũng như sự giàu có, nhưng Chúa cấm chúng ta chỉ lo tìm kiếm sự giàu có. Người hạnh phúc là người biết chấp nhận những gì xảy đến cho mình và an lòng với chúng trong cái nhìn đức tin. Nếu chúng ta chỉ lo tìm kiếm những gì dễ dãi, vui tươi thì chắc chắn có lúc sẽ thất vọng vì cuộc đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng.
Khốn cho những kẻ giàu có, những kẻ đang được no nê, những kẻ đang vui cười. Đức Giêsu báo trước cho họ biết rằng: điều đang làm cho họ thỏa mãn lại là điều không chắc chắn. Tình trạng đầy đủ làm cho con người đóng kín với chính mình, thỏa mãn với những gì đang có, và quên đi rằng họ đang chuẩn bị cho mình một tương lai đầy u tối và đớn đau. Chính thái độ thỏa mãn này ngăn cản họ mở lòng ra trước Tin Mừng, trước lời loan báo về một thế giới mới.
Thật vậy, muốn trở thành những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, có lẽ ta phải lắng nghe những lời chúc phúc và chúc dữ này, đồng thời áp dụng vào đời sống của chính mình. Có lẽ ta cần thường xuyên xem xét đâu là những giá trị thực sự đem lại bình an và hạnh phúc. Những mối phúc và những mối khốn, là những lời nhắc nhở, cảnh tỉnh để ta có được hạnh phúc đích thực, và chỉ một mình Thiên Chúa mới mang lại cho ta hạnh phúc đó.
Huệ Minh
Thời giờ là của Chúa 08/09/2016
Sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ, vị ẩn tu mới nói:
– Có một tù binh nọ bị giam giữ nhiều năm trong một căn phòng chật hẹp và tối tăm. Khi ông được trả tự do, một nhà hảo tâm nọ tặng cho ông một mảnh đất có sẵn một túp lều. Con người đã từng bị giam giữ lâu năm trong một căn phòng chật hẹp dĩ nhiên đón nhận túp lều và ngôi vườn chẳng khác nào như một thiên đàng. Giờ đây ông có thể đi lại tự do, tha hồ chiêm ngắm trăng sao, thưởng thức mọi thứ và muôn vàn điều vui thích do thiên nhiên mang lại. Nhưng chỉ sau một năm, trong đầu ông nảy ra một ý nghĩ: chả lẽ suốt cuộc đời mình phải chôn chặt trong một túp lều và khu vườn nhỏ bé này sao?Nghĩ thế, ông miệt mài làm việc kiếm tiền để xây dựng một ngôi nhà lớn hơn và tậu một khu vườn cũng lớn hơn. Nhưng căn nhà và khu vườn mới cũng chẳng làm cho ông thỏa mãn, ông lại miệt mài làm việc đêm ngày để nới rộng căn nhà và mua thêm đất đai. Nhưng cuối cùng, điều đã xảy ra cho mọi người thì cũng đến với ông: khi ông nhắm mắt xuôi tay, người ta cũng chỉ dành cho ông đúng bốn tấm ván mà thôi.
Nghe đến đây, người tu sĩ thắc mắc:
– Con không hiểu tại sao cha lại kể cho con nghe câu chuyện này, đời con hoàn toàn khác với đời người tù trên đây.
Vị ẩn tu giải thích:
– Nhưng con lại không muốn hiểu câu chuyện ấy. Cha muốn đặt để câu chuyện ấy vào trong trái tim của con như một hạt giống, nó sẽ mọc lên và sinh hoa trái.
Vị tu sĩ trẻ vẫn chưa hiểu hết ẩn ý của người cha tinh thần.
– Thưa cha, xin cha cho con biết một cách cụ thể: con phải làm gì?
Vị ẩn tu liền nói:
– Vậy thì con hãy làm theo điều ta dạy, và con sẽ tìm được sự bình an: từ nay, cứ sau mỗi giờ kinh, con đọc thêm một đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu, và sau một tuần lễ đến gặp ta. Sau một tuần làm theo lời khuyên của vị ẩn tu, người tu sĩ trẻ lại càng thất vọng hơn, bởi vì anh không còn thì giờ dành riêng cho mình nữa.
Dù vậy, vị ẩn tu vẫn ra lệnh cho anh cứ sau một giờ đọc kinh, đọc thêm một cuốn sách Tin Mừng hay một lá thư của Thánh Phaolô. Sau một tuần nữa, thầy lại trở lại. Lần này, ngoài các bài đọc trong Kinh Thánh, vị ẩn tu còn ra lệnh cho thầy phải dành mọi buổi sáng để đi thăm viếng và mang thức ăn, nước uống đến cho những người đang sống một mình.
Sau một thời gian khá lâu, người tu sĩ trẻ trở lại với vị ẩn tu. Với một niềm vui rạng rỡ trên gương mặt, Thầy thốt lên:
– Thưa cha, bây giờ con mới cảm nghiệm được rằng: thời giờ của con là của Chúa, mà bởi tất cả những gì của Chúa là của con, cho nên lúc nào con cũng cảm thấy có đủ thời giờ.
Lạy Chúa, tất cả nhưng gì của Chúa là của con. Xin cho con biết làm mọi sự vì Chúa:
– Chỉ có Chúa mới có thể ban đức tin, nhưng con có thể làm chứng cho đức tin ấy.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban niềm hy vọng, nhưng con có thể tin tưởng nơi người anh em của con.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban tình yêu, nhưng con có thể dạy cho người khác yêu thương.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban hòa bình, nhưng con có thể xây dựng sự hiệp nhất.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban sức mạnh, nhưng con có thể nâng đỡ những người yếu đuối.
– Chỉ có Chúa mới là con đường, nhưng con có thể làm cho ánh sáng ấy bừng lên trong ánh mắt của mọi người.
– Chỉ có Chúa mới là ánh sáng, nhưng con có thể làm cho ánh sáng ấy bừng lên trong ánh mắt của mọi người.
– Chỉ có Chúa mới là sự sống, nhưng con có thể mang lại cho người khác khát vọng được sống.
– Chỉ có Chúa mới có thể làm điều xem ra không thể làm được, nhưng con có thể làm điều có thể làm được.
Lạy Chúa, tất cả những gì của Chúa là của con. Xin cho con biết làm tất cả mọi sự vì Chúa. Amen.
– Có một tù binh nọ bị giam giữ nhiều năm trong một căn phòng chật hẹp và tối tăm. Khi ông được trả tự do, một nhà hảo tâm nọ tặng cho ông một mảnh đất có sẵn một túp lều. Con người đã từng bị giam giữ lâu năm trong một căn phòng chật hẹp dĩ nhiên đón nhận túp lều và ngôi vườn chẳng khác nào như một thiên đàng. Giờ đây ông có thể đi lại tự do, tha hồ chiêm ngắm trăng sao, thưởng thức mọi thứ và muôn vàn điều vui thích do thiên nhiên mang lại. Nhưng chỉ sau một năm, trong đầu ông nảy ra một ý nghĩ: chả lẽ suốt cuộc đời mình phải chôn chặt trong một túp lều và khu vườn nhỏ bé này sao?Nghĩ thế, ông miệt mài làm việc kiếm tiền để xây dựng một ngôi nhà lớn hơn và tậu một khu vườn cũng lớn hơn. Nhưng căn nhà và khu vườn mới cũng chẳng làm cho ông thỏa mãn, ông lại miệt mài làm việc đêm ngày để nới rộng căn nhà và mua thêm đất đai. Nhưng cuối cùng, điều đã xảy ra cho mọi người thì cũng đến với ông: khi ông nhắm mắt xuôi tay, người ta cũng chỉ dành cho ông đúng bốn tấm ván mà thôi.
Nghe đến đây, người tu sĩ thắc mắc:
– Con không hiểu tại sao cha lại kể cho con nghe câu chuyện này, đời con hoàn toàn khác với đời người tù trên đây.
Vị ẩn tu giải thích:
– Nhưng con lại không muốn hiểu câu chuyện ấy. Cha muốn đặt để câu chuyện ấy vào trong trái tim của con như một hạt giống, nó sẽ mọc lên và sinh hoa trái.
Vị tu sĩ trẻ vẫn chưa hiểu hết ẩn ý của người cha tinh thần.
– Thưa cha, xin cha cho con biết một cách cụ thể: con phải làm gì?
Vị ẩn tu liền nói:
– Vậy thì con hãy làm theo điều ta dạy, và con sẽ tìm được sự bình an: từ nay, cứ sau mỗi giờ kinh, con đọc thêm một đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu, và sau một tuần lễ đến gặp ta. Sau một tuần làm theo lời khuyên của vị ẩn tu, người tu sĩ trẻ lại càng thất vọng hơn, bởi vì anh không còn thì giờ dành riêng cho mình nữa.
Dù vậy, vị ẩn tu vẫn ra lệnh cho anh cứ sau một giờ đọc kinh, đọc thêm một cuốn sách Tin Mừng hay một lá thư của Thánh Phaolô. Sau một tuần nữa, thầy lại trở lại. Lần này, ngoài các bài đọc trong Kinh Thánh, vị ẩn tu còn ra lệnh cho thầy phải dành mọi buổi sáng để đi thăm viếng và mang thức ăn, nước uống đến cho những người đang sống một mình.
Sau một thời gian khá lâu, người tu sĩ trẻ trở lại với vị ẩn tu. Với một niềm vui rạng rỡ trên gương mặt, Thầy thốt lên:
– Thưa cha, bây giờ con mới cảm nghiệm được rằng: thời giờ của con là của Chúa, mà bởi tất cả những gì của Chúa là của con, cho nên lúc nào con cũng cảm thấy có đủ thời giờ.
Lạy Chúa, tất cả nhưng gì của Chúa là của con. Xin cho con biết làm mọi sự vì Chúa:
– Chỉ có Chúa mới có thể ban đức tin, nhưng con có thể làm chứng cho đức tin ấy.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban niềm hy vọng, nhưng con có thể tin tưởng nơi người anh em của con.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban tình yêu, nhưng con có thể dạy cho người khác yêu thương.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban hòa bình, nhưng con có thể xây dựng sự hiệp nhất.
– Chỉ có Chúa mới có thể ban sức mạnh, nhưng con có thể nâng đỡ những người yếu đuối.
– Chỉ có Chúa mới là con đường, nhưng con có thể làm cho ánh sáng ấy bừng lên trong ánh mắt của mọi người.
– Chỉ có Chúa mới là ánh sáng, nhưng con có thể làm cho ánh sáng ấy bừng lên trong ánh mắt của mọi người.
– Chỉ có Chúa mới là sự sống, nhưng con có thể mang lại cho người khác khát vọng được sống.
– Chỉ có Chúa mới có thể làm điều xem ra không thể làm được, nhưng con có thể làm điều có thể làm được.
Lạy Chúa, tất cả những gì của Chúa là của con. Xin cho con biết làm tất cả mọi sự vì Chúa. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét